Trước đây, khi mình tìm mua mật ong rừng, đa số các nơi bầy bán, trưng bày đều giới thiệu đó là mật ong rừng, trong khi mức giá mỗi nơi chênh lệch rất lớn (từ 200.000 đ – 1.000.000 đ). Do đó để có thể tìm mua được mật ong rừng nguyên chất, chất lượng, không pha lẫn tạp chất không hề đơn giản. Câu hỏi mà mình đặt ra đó là: “Làm cách nào để phân biệt được mật ong rừng và mật ong nuôi?”
Đầu tiên, trước khi muốn phân biệt được, chúng ta cùng tìm hiểu và làm rõ thế nào là mật ong rừng, thế nào là mật ong nuôi để tìm ra sự khác biệt giữa chúng nhé!
Ong rừng lấy phấn hoa và hút mật từ bất cứ loài hoa nào trong bán kính 2km từ tổ, một chai mật ong rừng có thể được làm từ mật của vài chục cho đến vài trăm loại hoa rừng, chính vì thế mật rừng rất thơm, ngon, có vị ngọt khé cổ họng đặc trưng.
Đầu tiên, trước khi muốn phân biệt được, chúng ta cùng tìm hiểu và làm rõ thế nào là mật ong rừng, thế nào là mật ong nuôi để tìm ra sự khác biệt giữa chúng nhé!
1- Đặc điểm giữa mật ong rừng và mật ong nuôi:
Mật Ong rừng: là mật được lấy từ tổ của ong rừng hoang dã, sống tự nhiên trong rừng. Con người không can thiệp bất cứ thứ gì vào quy trình sinh sống, vào việc làm tổ, làm mật của ong.Ong rừng lấy phấn hoa và hút mật từ bất cứ loài hoa nào trong bán kính 2km từ tổ, một chai mật ong rừng có thể được làm từ mật của vài chục cho đến vài trăm loại hoa rừng, chính vì thế mật rừng rất thơm, ngon, có vị ngọt khé cổ họng đặc trưng.
Tổ ong khoái ở rừng (bên trái) và Mật ong nuôi (bên phải) |
Mật Ong nuôi: là mật được lấy từ thùng nuôi ong (thùng được đóng bằng gỗ, ván) trong thùng có để những khung cầu mật, do người nuôi làm sẵn. Hiện nay có trường hợp người nuôi có sáng kiến dùng gốc cây dừa khoét lỗ trong thân để nuôi ong, vốn và chi phí đầu tư ban đầu ít, áp dụng hình thức nuôi hộ gia đình.
Nói tóm lại các loại mật ong được con người can thiệp vào quy trình sinh sống, làm tổ, di chuyển đàn ong đi lấy mật hoa thì đều được gọi là ong nuôi.
Ong Nuôi bây giờ được nuôi số lượng lớn, phần lớn chúng chỉ lấy mật từ 01 loại hoa (Hoa cỏ lào, hoa vải, nhãn, cao su, cúc quỳ, cà fê, hoa tràm, bạch đàn…).
Ong Nội: Chính là loại ong mật Vàng (Apis Cerana), là giống ong mật truyền thống của Châu Á, mà người Việt cũng đã thuần dưỡng và nuôi hàng nghìn năm nay, nhưng giờ ít người nuôi chúng, vì sản lượng mật ít, ong yếu, vòi hút mật ngắn, sức đề kháng thấp.
Ong Ngoại: Hay còn gọi là Ong Ý, là loại ong ngoại nhập. Người nuôi thường chọn nuôi giống ong này vì sản lượng mật nhiều, vòi mật dài và khỏe, sức đề kháng cao.
Đến tháng 11, 12 Dương lịch, trải qua một mùa mưa kéo dài, ong lại quay về khu vực cũ quen thuộc để làm tổ, do đó mật trong tổ lúc này hầu như có rất ít. Nhưng lại là thời điểm ong chúa đẻ trứng, sinh đàn mạnh nhất để chuẩn bị quân số Ong thợ cho mùa mật kế tiếp.
Khác với ong rừng mật ong nuôi được khai thác quanh năm. Tuỳ vào loại mật hoa mà mật có màu sắc và độ đặc loãng khác nhau, nhưng thường đặc sánh hơn so với ong rừng.
Tổ Ong nuôi: Tổ được làm trong khung cầu mật, có kích thước cố định, do người nuôi làm sẳn.
Nói tóm lại các loại mật ong được con người can thiệp vào quy trình sinh sống, làm tổ, di chuyển đàn ong đi lấy mật hoa thì đều được gọi là ong nuôi.
Ong Nuôi bây giờ được nuôi số lượng lớn, phần lớn chúng chỉ lấy mật từ 01 loại hoa (Hoa cỏ lào, hoa vải, nhãn, cao su, cúc quỳ, cà fê, hoa tràm, bạch đàn…).
Trong quá trình nuôi, vào mùa mưa, khi không có hoa để ong hút mật thì người nuôi thường cho ong ăn đường để duy trì đàn ong tránh trường hợp ong chết, phá đàn hoặc rời đàn do thiếu thức ăn, ong được chăm sóc bằng thuốc (như thuốc chống nấm mốc cánh, chống vi trùng gây bệnh đường ruột) cho nên hầu như tất cả các loại mật ong nuôi đều có mùi vị nhàn nhạt, hầu như không thơm.
Ong nuôi có 02 loại:
Ong nuôi có 02 loại:
Ong Nội: Chính là loại ong mật Vàng (Apis Cerana), là giống ong mật truyền thống của Châu Á, mà người Việt cũng đã thuần dưỡng và nuôi hàng nghìn năm nay, nhưng giờ ít người nuôi chúng, vì sản lượng mật ít, ong yếu, vòi hút mật ngắn, sức đề kháng thấp.
Ong Ngoại: Hay còn gọi là Ong Ý, là loại ong ngoại nhập. Người nuôi thường chọn nuôi giống ong này vì sản lượng mật nhiều, vòi mật dài và khỏe, sức đề kháng cao.
2- Thời gian khai thác mật:
Bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 Dương lịch, đây là mùa tìm và khai thác mật ong rừng. Sau tháng 6, khi mùa mưa kéo về, ong chia đàn và bay đi di trú ở khu vực khác.Mật ong rừng thường loãng hơn so với Mật ong nuôi |
Độ đặc loãng của mật ong rừng tuỳ thuộc vào thời gian và thời tiết khi khai thác mà có độ đặc loãng khác nhau, nhất là khi khai thác mật ong rừng vào thời tiết sau những đợt mưa dài, mật khá loãng. Về cơ bản, mật ong rừng thường loãng. Nếu khai thác mật rừng vào khoảng cuối tháng 6, lúc này trong tổ mật còn rất ít, khá đặc, màu nâu sẫm.
Khác với ong rừng mật ong nuôi được khai thác quanh năm. Tuỳ vào loại mật hoa mà mật có màu sắc và độ đặc loãng khác nhau, nhưng thường đặc sánh hơn so với ong rừng.
3- Hình dáng, kích thước tổ:
Tổ Ong rừng: Kích thước tổ lớn, nhỏ, dày, mỏng rất đa dạng. Thường các tổ ong khoái rất to lớn có tổ to bằng cái chiếu, cho gần trăm lít mật, ngược lại có những tổ rất nhỏ chỉ bằng cái quạt mo (thường là các tổ ong ruồi).Thu hoạch bầu mật từ Tổ ong khoái rừng |
Vị trí được khoanh vùng, được gọi là bầu mật |
Ngoài khu vực bầu mật, là chỗ nuôi ấu trùng ong non và chứa phấn hoa. Trường hợp đàn ong mạnh, mật hoa nhiều, sau khi ong non đã trưởng thành hết, ong thợ sẽ tiếp tục làm mật tràn ra các khu vực khác.
Gần đây có trường hợp nuôi ong mật trong bọng dừa. Thân cây dừa được cắt khúc với chiều cao nửa mét, chu vi khoảng 40 cm, đục lấy hết phần ruột tạo thành bọng rỗng, người nuôi gác những nhánh cây tre lên trên để ong làm tổ, có nắp đậy bên trên và khoét một lỗ nhỏ dưới gốc bọng dừa để ong tầng bay ra vào mang mật hoa về tổ, những tổ ong thường có kích thước bé.
Ong mật thường sống trong hang, hốc đá hoặc bọng cây |
4- Cách khai thác và lấy mật:
Muốn có được mật ong rừng bắt buộc phải lên rừng tìm tổ ong, những người thợ săn mật ong rừng đôi khi phải đánh đổi cả tính mạng mình leo trèo trên những vách đá, thân cây cao chót vót để lấy mật, đó là chưa kể đến việc lấy mật bị ong đánh có thể nguy hiểm đến tính mạng.Sự khó khăn, nguy hiểm giữa thu hoạch mật ong rừng với mật ong nuôi |
Việc thu hoạch mật ong nuôi nhàn hơn rất nhiều, người nuôi ong chỉ cần mở thùng, kiểm tra trữ lượng mật trong khung cầu mật đã đủ là có thể lấy được.
Cách lấy mật:
Đối với tổ ong rừng, cách duy nhất để lấy mật từ các bầu mật là phải lọc và vắt sáp ong rừng thủ công bằng tay như thế này:
Cách lấy mật:
Đối với tổ ong rừng, cách duy nhất để lấy mật từ các bầu mật là phải lọc và vắt sáp ong rừng thủ công bằng tay như thế này:
Bắt buộc phải lọc, vắt sáp mật ong rừng bằng tay |
Với ong nuôi, sau khi kiểm tra trữ lượng mật trong khung cầu mật nếu đã đủ, những người thợ nuôi ong cắt bỏ phần nắp sáp bịt lỗ mật, sau đó xếp các khung cầu ong vào máy quay li tâm, quay mạnh là mật ong sẽ văng ra, không ảnh hưởng gì đến phần sáp và tàn ong.
Máy quay ly tâm để tách mật ong nuôi ra khỏi khung cầu |
Cách thu hoạch mật này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà ong thợ phải xây lại tổ.
Thiên Hương