Mục lục:
1. Quy luật Ngũ hành Tương sinh:
Luật ngũ hành tương sinh: hàm ý là nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để sinh trưởng.Ta thấy mỗi hành Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ đều có mối quan hệ bốn mặt:
- Cái sinh ra nó - Cái nó sinh ra,
- Cái khắc nó - Cái bị nó khắc.
Theo luật Ngũ hành Tương sinh thì:
Trong luật ngũ hành tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ về hai phương diện: Cái-sinh-ra-nó và Cái-nó-sinh-ra, được hiểu là quan hệ Mẫu-Tử.
- Chẳng hạn: Hành Mộc (Mẹ) sinh hành Hỏa (Con) thì hành Mộc là mẹ của hành Hoả, hành Hoả lại sinh ra hành Thổ vậy Thổ là con của Hoả.
- Mộc sinh Hoả
- Hoả sinh Thổ
- Thổ sinh Kim
- Kim sinh Thuỷ
- Thuỷ sinh Mộc
Trong luật ngũ hành tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ về hai phương diện: Cái-sinh-ra-nó và Cái-nó-sinh-ra, được hiểu là quan hệ Mẫu-Tử.
- Chẳng hạn: Hành Mộc (Mẹ) sinh hành Hỏa (Con) thì hành Mộc là mẹ của hành Hoả, hành Hoả lại sinh ra hành Thổ vậy Thổ là con của Hoả.
2. Quy luật Ngũ hành Tương khắc:
Luật ngũ hành tương khắc: có ý nghĩa ức chế, kìm hãm nhau để giữ thế thăng bằng, quân bình trong tự nhiên.Theo luật Ngũ hành Tương khắc thì:
- Mộc khắc Thổ
- Thổ khắc Thuỷ
- Thuỷ khắc Hoả
- Hoả khắc Kim
- Kim khắc Mộc
- Chẳng hạn: Hành Mộc khắc hành Thổ nhưng lại bị hành Kim khắc nó.
3. Quy luật Chế hóa của Ngũ Hành:
Trong tình trạng bình thường, sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở nên khác thường.Luật chế hoá ngũ hành: Bao gồm cả ngũ hành tương sinh và tương khắc, 2 quy luật này gắn liền và không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau.
- Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc.
- Hoả khắc Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả.
- Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc khắc Thổ.
- Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả khắc Kim.
- Thuỷ khắc Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
Nếu Mộc khắc Thổ một cách quá đáng, thì con của Thổ là Kim tất nhiên nổi dậy khắc Mộc kiểu như con báo thù cho mẹ. Nghĩa là bản thân cái bị khắc có đầy đủ nhân tố chống lại cái khắc nó. Mộc khắc Thổ là để tạo nên tác dụng ức chế kìm hãm và duy trì sự thăng bằng.
Trong bảng quan hệ chế hoá, chúng ta thấy Mộc sinh con là Hoả; nếu chỉ nhìn hành Mộc không thôi, thì như Mộc đang gánh trọng trách gây dựng cho con là Hoả, nhưng thực chất nhờ có Hoả mạnh, mà hạn chế được Kim làm hại Mộc. Do đó Khắc và Sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.
Như vậy, quy luật chế hoá của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa thuyết Âm Dương. Vì vậy, không thể không có Ngũ hành Tương sinh mà cũng không thể không có Ngũ hành Tương khắc. Không có sinh thì có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Do đó quy luật Ngũ hành tương sinh tương khắc không thể tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới tồn tại, phát triền hài hoà trong mối quan hệ với nhau.
Sưu tập