Thuyết Âm Dương và Thuyết Ngũ Hành

1. Thuyết Âm Dương

Mọi sự vật, hiện tượng trên đời này đều có tính hai mặt của nó. Chúng luôn tồn tại song hành như ngày và đêm, như mặt trăng và mặt trời, vừa đối kháng, vừa hỗ trợ cho nhau: Đêm không thể xuống nếu ngày chưa đi. Nói chúng hỗ trợ cho nhau bởi vì chúng ta không thể nhận ra ngày sáng như thế nào, nếu chúng ta không có bóng đêm để đối chiếu.

Người xưa từ lâu đã nhận thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật, hiện tượng trong toàn vũ trụ đều có hai bản chất đó là: ức chế, kìm hãm lẫn nhau và giúp đỡ, nương tựa, thúc đẩy lẫn nhau. Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".
Thuyết Âm Dương: Thái cực sinh lưỡng nghi
Thuyết Âm Dương: Thái cực sinh lưỡng nghi

Âm dương không phải dạng vật chất cụ thể mà là hai mặt đối lặp, mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.
  • Vô Cực sinh Thái Cực
  • Thái Cực sinh Lưỡng Nghi
  • Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng
  • Tứ Tượng sinh Bát Quái
  • Bát Quái sinh vô lượng
Vô Cực: có thể coi là hư vô.
Thái Cực: có thể tạm coi như trạng thái cân bằng khi vũ trụ hình thành.
Lưỡng Nghi: là hai thành phần Âm và Dương.
Tứ Tượng: là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm.
Bát quái: là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn và Đoài
    Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, biểu thị rõ ra bên ngoài, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương như: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng.

    Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm như: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.

    2. Thuyết Ngũ Hành

    Theo thuyết duy vật cổ đại, cho rằng tất cả mọi vật trong vũ trụ đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại tạo thành. Tức năm hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ - được gọi là Ngũ Hành.

    Ngũ: 5 (năm)

    Hành: vận động, đi


    Thuyết ngũ hành: về cơ bản cũng biểu thị về mối quan h mâu thuẫn và hổ trợ nhau giữa các sự vật hiện tượng như đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng nó mang tính bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn hảo hơn.
    Thuyết Ngũ hành: Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ
    Thuyết Ngũ hành: Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ

    Ngũ hành gồm hai quy luật: hỗ trợ, giúp đỡ nhau gọi là ngũ hành tương sinh và ức chế, kìm hãm nhau gọi là ngũ hành tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương hợp. Ngũ hành tương sinh, Ngũ hành tương khắc, chế hoá ngũ hành , tương hợp phản ánh sự biến hoá phức tạp của sự vật, hiện tượng.
    Ngũ hành tương sinh:

    • Nhờ nước cây xanh mới mọc lớn (Thuỷ sinh Mộc) 
    • Cỏ khô làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh Hoả) 
    • Tro tàn sinh ra lớp đất vàng (Hoả sinh Thổ) 
    • Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh Kim) 
    • Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh Thuỷ)
    Ngũ hành tương khắc:
    • Rễ cây hút hết dinh dưỡng trong đất (Mộc khắc Thổ) 
    • Đất đắp thành đê cao ngăn được nước lũ (Thổ khắc Thuỷ) 
    • Nước có thể dập được lửa lớn (Thuỷ khắc Hoả) 
    • Lửa đỏ có thể nung chảy được kim loại (Hoả khắc Kim) 
    • Kim loại rèn thành dao chặt được cỏ cây (Kim khắc Mộc)
    Quy luật chế hoá ngũ hành:
    • Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim khắc Mộc. 
    • Hoả khắc Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả. 
    • Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc khắc Thổ. 
    • Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả khắc Kim. 
    • Thuỷ khắc Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ khắc Thuỷ.
    Sưu tập

    Đăng nhận xét

    Mới hơn Cũ hơn