Hãy gieo giống tốt: Câu chuyện người nông dân trồng bắp | Truyện ngắn hay

Ở một vùng nông thôn nọ, cứ mỗi hằng năm đều diễn ra cuộc thi bình chọn những cây giống tốt nhất của những nông dân trong vùng. Có một người nông dân có giống bắp rất tốt. Những cây bắp của ông trồng năm nào cũng cho ra những bắp ngô vừa to, vừa thơm ngon, hạt nào cũng đều tăm tắp. Hằng năm khi ông đem bắp của ông trồng tới hội chợ của vùng để thi lần nào cũng đều giành giải nhất. Mọi người ai cũng cho rằng hẳn ông đang sở hữu một bí quyết nào đó.
Hãy gieo giống tốt: Câu chuyện người nông dân trồng bắp | Truyện ngắn hay
Câu chuyện người nông dân trồng bắp
Ngày kia, một phóng viên đến phỏng vấn người nông dân, mới phát hiện ra rằng ông luôn chia sẽ những hạt giống bắp tốt nhất của mình với những người hàng xóm của ông. Anh ta rất ngạc nhiên bèn hỏi:

- Tại sao ông lại đem chia sẽ những hạt giống tốt nhất của mình cho những người hàng xóm? Chẳng phải họ đều là đối thủ trong các cuộc thi hàng năm với ông hay sao?

- Ồ, anh không biết à? - Người nông dân mĩm cười và trả lời: - Gió và ong bướm sẽ mang phấn hoa từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây bắp không tốt thì rõ ràng, khi bắp được thụ phấn sẽ làm giảm đi chất lượng bắp cánh đồng của tôi. Bởi thế, tôi muốn trồng những cây bắp tốt nhất thì tôi cũng phải giúp những người chung quanh trồng được giống bắp tốt trước đã.

HÃY GIEO GIỐNG TỐT

Trong xã hội ngày nay, triết lý sống được cho khôn ngoan dường như ngược lại: Nếu ai “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng” thì bị cho là dại. Trong kinh doanh buôn bán, người ta chỉ mong làm thế nào để “giành được lợi ích”, chỉ mình có lợi là được còn khách hàng hoặc đối tác có ra sao thì mặc họ. Trong quan hệ thì chỉ quan tâm đến những mối quan hệ mang lại lợi lộc cho mình.

Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét kỹ càng, và thực tế cho thấy rằng tất cả những người có suy nghĩ và hành động như trên đều thiếu khôn ngoan. Họ có thể có lợi nhỏ, trước mắt, nhưng sẽ mất cái lợi lớn, lâu dài. Vì sao? Xét về từng cá nhân, ngày hôm nay có thể tôi ký được một hợp đồng “lợi khủng” do lợi dụng sự kém hiểu biết của khách hàng. Nhưng ngày mai, khi khách hàng đó nhận ra thì thay vì tôi có một khách hàng lâu dài, tôi vĩnh viễn mất họ và nguy hiểm hơn là họ sẽ nói với tất cả mọi người đừng bao giờ làm ăn với tôi nữa. Như vậy thì rõ ràng là lợi bất cập hại!

Bởi vậy, trên thế giới, ở những quốc gia văn minh và phát triển, bao giờ người ta cũng coi trọng sự hợp tác hai bên cùng có lợi (Win - Win) hơn là chỉ dành phần lợi cho mình, vì chỉ có như vậy quan hệ mới được phát triển bền vững và lâu dài.

Anh nông dân nói trên thật ra rất khôn ngoan và cũng rất tốt bụng, anh biết rằng nếu chỉ khư khư giữ cho mình giống ngô tốt thì anh cùng lắm cũng chỉ tạo được 1 vụ mà thôi.

Vì vậy, một chân lý hiển nhiên là bạn sẽ hạnh phúc khi những người xung quanh bạn cũng hạnh phúc.

"Chúng ta gieo gì thì sẽ gặt nấy.
Nếu muốn thành công cần giúp người khác thành công. 
Nếu muốn vui vẻ nên giúp người khác vui vẻ. 
Muốn có ngô tốt thì phải chia sẻ giống tốt cho mọi người..."

Giá trị cuộc sống được đo bằng những gì bạn mang tới, bạn ban ra. Người ta có muôn vàn cách làm giàu, nhưng không mấy ai nhận ra rằng cho đi là một trong những cách hiệu quả nhất - khi bạn biết cho đi là thêm một lần bạn được nhận.

Sưu tập và hệ thống: Thiên Hương

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn