Mục lục:
I. Màu sắc ứng với Ngũ Hành:
- Kim: trắng, vàng tươi, bạc, kem.
- Mộc: xanh lá cây.
- Thuỷ: đen, xanh nước biển, xanh da trời.
- Hoả: đỏ, cam, hồng, tím.
- Thổ: vàng sậm, nâu đất.
Ngũ hành Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ ứng với màu sắc |
II. Màu sắc tương sinh, chế khắc, hợp, kỵ:
1. Hành Kim :
Màu sắc tốt nhất cho hành Kim phải là: màu vàng sậm, nâu đất thuộc hành Thổ. Vì kim loại được sinh ra từ đất, nghĩa là Thổ sinh Kim. Chính vì vậy, màu vàng sậm và nâu đất là màu may mắn nhất mà Hành Kim nên dùng, sẽ được tương sinh. Giống với các Hành khác, Hành Kim sẽ tốt nếu dùng màu trắng, vàng tươi, bạc, kem, tức màu tương hợp với chính nó.
Kim khắc chế được Mộc, nên có thể dùng được màu xanh lá cây: Dao bén chặt được cỏ cây - điều này chỉ có Kim loại mới làm được.
Tuyệt đối không nên dùng màu đỏ, cam, hồng, tím thuộc Hành Hoả sẽ gây bất lợi, không tốt cho người đeo. Bởi Hoả khắc Kim.
- Tương sinh khi dùng màu vàng sậm, nâu đất.
- Tương hợp khi dùng màu trắng, vàng tươi, bạc, kem.
- Chế khắc khi dùng màu xanh lá cây.
- Kỵ màu: đỏ, cam, hồng, tím.
2. Hành Mộc:
Màu sắc tốt nhất cho hành Mộc là: màu đen, xanh nước biển, xanh da trời thuộc hành Thuỷ, bởi Thuỷ sinh Mộc. Do đó, màu tương sinh may mắn nhất cho hành Mộc là màu đen, xanh nước biển, xanh da trời. Phải có nước tưới thì cây mới phát triển được. Hành Mộc tương hợp với chính nó tức hợp với màu xanh lá cây.Hành Mộc khắc chế được hành Thổ - Rễ cây sẽ hút hết dinh dưỡng trong đất. Do đó có thể dùng được các màu vàng sậm, nâu đất sẽ được an toàn.
Không nên dùng màu trắng, vàng tươi, bạc, kem của Kim sẽ không tốt cho người đeo. Vì Kim khắc Mộc.
Ngũ hành tương sinh tương khắc |
- Tương sinh khi dùng màu đen, xanh nước biển, xanh da trời
- Tương hợp khi dùng màu xanh lá cây.
- Chế khắc khi dùng màu vàng sậm, nâu đất.
- Kỵ màu: trắng, vàng tươi, bạc, kem.
3. Hành Thuỷ:
Màu sắc tốt nhất cho hành Thuỷ là: màu trắng, vàng tươi, bạc, kem thuộc hành Kim, bởi Kim sinh Thuỷ. Kim loại được nung chảy thành nước đen. Hành Thuỷ tương hợp với chính nó tức hợp với màu đen, xanh nước, xanh da trời.Hành Thuỷ khắc chế được hành Hoà - Nước có thể dập được lửa lớn. Do đó có thể dùng được các màu đỏ, cam, hồng, tím sẽ được an toàn.
Không nên dùng màu vàng sậm, nâu đất của Thổ sẽ gặp xui. Bởi Thổ khắc Thuỷ.
- Tương sinh khi dùng màu trắng, vàng tươi, bạc, kem.
- Tương hợp khi dùng màu đen, xanh nước biển, xanh da trời.
- Chế khắc khi dùng màu đỏ, cam, hồng, tím.
- Kỵ màu: vàng sậm, nâu đất.
4. Hành Hoả:
Màu sắc tốt nhất cho hành Hoả là: màu xanh lá cây thuộc hành Mộc, bởi Mộc sinh Hoả - Cỏ khô làm mồi nhen lửa đỏ. Hành Hoả tương hợp với chính nó tức hợp với màu đỏ, cam, hồng, tím.Hành Hoả khắc chế được hành Kim - Lửa đỏ có thể nung chảy được kim loại. Do đó có thể dùng được các màu trắng, vàng tươi, bạc, kem sẽ được bình an.
Tuyệt đối không nên dùng màu đen, xanh nước biển, xanh da trời của Thuỷ sẽ gây bất lợi, không tốt. Bởi Thuỷ khắc Hoả.
- Tương sinh khi dùng màu xanh lá cây.
- Tương hợp khi dùng màu đỏ, cam, hồng, tím.
- Chế khắc khi dùng màu trắng, vàng tươi, bạc, kem
- Kỵ màu: đen, xanh nước biển, xanh da trời.
5. Hành Thổ:
Màu sắc tốt nhất cho hành Thổ (Cung Cấn, cung Khôn): là màu đỏ, cam, hồng, tím. thuộc hành Hoả, bởi Hoả sinh Thổ - Tro tàn sinh ra lớp đất vàng. Hành Thổ tương hợp với chính nó tức hợp với màu vàng sậm, nâu đất.Hành Thổ khắc chế được hành Thuỷ - Đất đắp thành đê cao ngăn được nước lũ. Do đó có thể dùng được các màu đen, xanh nước biển, xanh da trời sẽ được an toàn.
Tuyệt đối không nên dùng màu xanh lá cây của Mộc sẽ gây bất lợi, không tốt. Bởi Mộc khắc Thổ - Rễ cây hút hết dinh dưỡng trong đất.
- Tương sinh khi dùng màu đỏ, cam, hồng, tím.
- Tương hợp khi dùng màu vàng sậm, nâu đất.
- Chế khắc khi dùng màu đen, xanh nước biển, xanh da trời.
- Kỵ màu: xanh lá cây.
III. Lưu ý:
Đây chỉ là những màu sắc tương sinh, tương hợp, chế khắc và kỵ ứng với Ngũ Hành, Bát Quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài).Nếu muốn xem màu sắc hợp-kỵ với từng người nếu chỉ xét dựa vào Mạng (Ngũ hành năm sinh) là chưa đủ, cần phải xét cả Cung Sanh và Bát trạch Cung Phi (giữa Nam và Nữ có Cung Phi khác nhau). Phần này sẽ được giải thích rõ ở bài tiếp theo.
Sưu tập