Hồi 1: Khổng Minh nên duyên nhờ lòng kiên trì, tài trí và sự đức độ
Hồi 2: Chuyện tình sâu nặng
Sau khi Gia Cát cưới Hoàng Nguyệt Anh về, hàng xóm láng giềng đều chỉ nhìn bên ngoài mà mỉa mai nói: “Khổng Minh tuấn tú lại đi lấy vợ quá xấu, đừng ai học theo!"Luôn bỏ ngoài tai những lời dèm pha, đàm tiếu, thậm chí Gia Cát Lượng luôn cho mình là người may mắn mới cưới được người vợ hiền đức lại tài hoa này.
Hoàng Nguyệt Anh: Người Vợ khiến Gia Cát Lượng một lòng một dạ hết mực tôn kính |
Nói thêm về Hoàng Nguyệt Anh: Bà không những là một người phụ nữ hiền đức, hết sức chu đáo và tận tuỵ với chồng. Nguyệt Anh còn là một người phụ nữ tài hoa xuất chúng, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, bát quái ngũ hành, kì môn độn giáp, ngay cả binh pháp (thứ chỉ dành cho đấng mày râu) bà cũng tìm tòi nghiên cứu để phò trợ cho chồng. Gia Cát tiên sinh tinh thông binh pháp, ít nhiều phải kể đến công lao của bà.
“Tương kính như tân”: dùng lễ để đối đãi với nhau. Mỗi lần bà dâng cơm cho chồng đều dâng bằng 2 tay, ngược lại Khổng Minh cũng cung kính dùng 2 tay đón nhận.
Các phát minh giúp chồng lập đại công không thể không kể đến là: "mộc ngưu lưu mã" giải quyết được việc vận chuyển lương thảo cho hơn 10 vạn đại quân, loại phương tiện này còn tiên tiến hơn phương tiện hiện đại vì nó không cần nguồn năng lượng, phát minh ra vũ khí mới "nỏ liên châu" bắn một phát ra 10 tên, "Khổng Minh đăng" nhằm phát tín hiệu quân sự và bánh bao Khổng Minh cúng tế. Trên thực tế, những phát minh này đều là do công của bà chỉ dẫn và giúp đỡ. Có thể nói, Hoàng Nguyệt Anh là hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Khổng Minh, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.
Các phát minh giúp chồng lập đại công không thể không kể đến là: "mộc ngưu lưu mã" giải quyết được việc vận chuyển lương thảo cho hơn 10 vạn đại quân, loại phương tiện này còn tiên tiến hơn phương tiện hiện đại vì nó không cần nguồn năng lượng, phát minh ra vũ khí mới "nỏ liên châu" bắn một phát ra 10 tên, "Khổng Minh đăng" nhằm phát tín hiệu quân sự và bánh bao Khổng Minh cúng tế. Trên thực tế, những phát minh này đều là do công của bà chỉ dẫn và giúp đỡ. Có thể nói, Hoàng Nguyệt Anh là hậu phương vững chắc và trợ thủ đắc lực của Khổng Minh, góp phần không nhỏ vào các thành công của ông sau này.
Mộc ngưu lưu mã, khổng minh đăng, nỏ liên châu |
Sử sách ghi lại có đoạn: Biết được chúa công có ý muốn gã đứa cháu họ rất xinh đẹp của mình cho chồng làm thê thiếp để kết thân, khi nghe được tin bà đã âm thầm thay chồng viết lá thư từ thê, sau đó tự đặt bút ký và lặng lẽ rời khỏi doanh trại.
Khi Khổng Minh quay về, điều đầu tiên khi bước vào ông hân hoan tìm kiếm bà để báo tin thắng trận, nhưng tìm mãi mà không thấy người đâu, chợt nhìn thấy bức thư đoạn tuyệt từ thê. Ông ôm thư và khóc, sau đó vội vã ra đi bất kể ngày đêm tìm kiếm bà. Tưởng chừng như vô vọng vì mãi mà không thấy tung tích, ông mới dừng lại suy nghĩ xem nơi nào bà có thể đến... Nghĩ ra, vậy là ông một mạch phi ngựa bất kể ngày đêm về thôn Ngoạ Long. Tại đây, ở mãnh vườn cũ ông bắt gặp thê tử đang tất tả mồ hôi đầm đìa cuốc đất trồng rau. Hai hàng lệ tuông ông chạy lại ôm lấy bà mà rằng: "Phu nhân, sao nàng nỡ bỏ ta mà đi. Khi về tới người đầu tiên ta muốn gặp là nàng, ta đã tìm kiếm nàng khắp nơi, khi không thấy nàng, ta lo sợ biết mấy nàng có biết không?"
- Lúc này bà cũng hai hàng lệ tuông ngậm ngùi: "Chúa công muốn gã cháu gái cho chàng, nhưng với thân phận của cô ấy nếu làm thiếp thì lại quá thiệt thòi. Vì tiền đồ, vì đại nghiệp của chàng thiếp cam tâm từ bỏ..."
Nghe vợ hiền nói xong tim gan ông như quặng thắt: "Hàng ngày nàng cơm bưng nước rót chăm sóc ta chu đáo, tận tuỵ. Hàng đêm khi ta đọc sách đến khuya, nàng luôn không ngủ mà luôn ở cạnh hầu hạ châm trà. Vì ta nàng mày mò nghiên cứu binh thư, cùng ta bàn thảo kế sách. Những gì phu nhân nàng làm vì ta thật sự quá nhiều, quá nhiều rồi. Trên đời này Khổng Minh ta chỉ có duy nhất một vị thê tử là nàng. Nếu nhược bằng không có nàng bên cạnh, ta cũng không thiết sống trên cõi đời này nữa. Tiền đồ gì, đại nghiệp gì, thiên thu gì nếu mọi thứ ta giành được nhược như mất đi phu nhân nàng thì ta quyết không cần nó nữa."
Khi Khổng Minh quay về, điều đầu tiên khi bước vào ông hân hoan tìm kiếm bà để báo tin thắng trận, nhưng tìm mãi mà không thấy người đâu, chợt nhìn thấy bức thư đoạn tuyệt từ thê. Ông ôm thư và khóc, sau đó vội vã ra đi bất kể ngày đêm tìm kiếm bà. Tưởng chừng như vô vọng vì mãi mà không thấy tung tích, ông mới dừng lại suy nghĩ xem nơi nào bà có thể đến... Nghĩ ra, vậy là ông một mạch phi ngựa bất kể ngày đêm về thôn Ngoạ Long. Tại đây, ở mãnh vườn cũ ông bắt gặp thê tử đang tất tả mồ hôi đầm đìa cuốc đất trồng rau. Hai hàng lệ tuông ông chạy lại ôm lấy bà mà rằng: "Phu nhân, sao nàng nỡ bỏ ta mà đi. Khi về tới người đầu tiên ta muốn gặp là nàng, ta đã tìm kiếm nàng khắp nơi, khi không thấy nàng, ta lo sợ biết mấy nàng có biết không?"
- Lúc này bà cũng hai hàng lệ tuông ngậm ngùi: "Chúa công muốn gã cháu gái cho chàng, nhưng với thân phận của cô ấy nếu làm thiếp thì lại quá thiệt thòi. Vì tiền đồ, vì đại nghiệp của chàng thiếp cam tâm từ bỏ..."
Nghe vợ hiền nói xong tim gan ông như quặng thắt: "Hàng ngày nàng cơm bưng nước rót chăm sóc ta chu đáo, tận tuỵ. Hàng đêm khi ta đọc sách đến khuya, nàng luôn không ngủ mà luôn ở cạnh hầu hạ châm trà. Vì ta nàng mày mò nghiên cứu binh thư, cùng ta bàn thảo kế sách. Những gì phu nhân nàng làm vì ta thật sự quá nhiều, quá nhiều rồi. Trên đời này Khổng Minh ta chỉ có duy nhất một vị thê tử là nàng. Nếu nhược bằng không có nàng bên cạnh, ta cũng không thiết sống trên cõi đời này nữa. Tiền đồ gì, đại nghiệp gì, thiên thu gì nếu mọi thứ ta giành được nhược như mất đi phu nhân nàng thì ta quyết không cần nó nữa."
Ngày hôm sau, ông đên gặp Lưu bị với thái độ giận dữ và kiên quyết, ông nói rõ mọi việc với mong muốn từ quan về quê. Lưu bị nghe vậy sợ hãi, không dám ép việc hôn sự nữa xin ông và phu nhân tha lỗi.
Cho tới ngày nay, giai thoại thú vị về chuyện tình của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh được ghi chép và kể lại khá nhiều. Kể cả sự thực về nhan sắc của Nguyệt Anh vẫn còn khiến hậu thế phải tranh cãi.
Thế nhưng, có một điều bất biến lưu truyền muôn đời cho hậu thế noi gương đó chính là tình nghĩa vợ chồng chung thủy từ thuở hàn vi tới ngày nhung gấm của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh. Trong đó, câu chuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minh chứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.
Thế nhưng, có một điều bất biến lưu truyền muôn đời cho hậu thế noi gương đó chính là tình nghĩa vợ chồng chung thủy từ thuở hàn vi tới ngày nhung gấm của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh. Trong đó, câu chuyện chiếc quạt lông vũ mà Khổng Minh sau này vẫn mang bên người là minh chứng điển hình cho mối tình sâu nặng của họ.
Lễ vật định tình: "Chiếc quạt lông vũ"
Khi Gia Cát Lượng tới cầu hôn và đã vượt qua thử thách, Nguyệt Anh đã tặng chàng một chiếc quạt lông và hỏi: "Gia Cát tiên sinh, có biết tại sao thiếp lại tặng chàng quạt lông không?" Gia Cát Lượng điềm tĩnh trả lời: "Là lễ nhẹ mà nghĩa tình thì nặng phải chăng?", Nguyệt Anh nói: "Còn ý nghĩa thứ hai?"
Gia Cát Lượng suy nghĩ mãi vẫn không thể giải đáp, Nguyệt Anh tiếp: "Khi nãy trong lúc chàng cùng cha thiếp đàm luận thiên hạ đại sự, tâm mang đại kế, khí vũ hiên ngang, say mê hứng thú. Nhưng khi nói tới Tào Tháo, Tôn Quyền thì chân mày hiện rõ ưu tư. Thiếp tặng tiên sinh chiếc quạt này là để ngài che đi gương mặt lúc đó".
Chính là Nguyệt Anh thông minh hiểu chuyện, Gia Cát Lượng có thể thấu hiểu được tâm ý của bà dành cho chồng. Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, càng không thể để người ta phát hiện, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương. Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh. Ông luôn coi nó như thứ báu vật luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất của ông.
Hàng trăm năm qua, Gia Cát Lượng vẫn thường được thế nhân ca ngợi như hóa thân của trí tuệ, nhân cách cao thượng, tài năng kiệt xuất nhưng có một điều đáng được người đời biết đến chính là tình cảm của vợ chồng Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh, e rằng trên đời hiếm có.
Chính là Nguyệt Anh thông minh hiểu chuyện, Gia Cát Lượng có thể thấu hiểu được tâm ý của bà dành cho chồng. Hoàng Nguyệt Anh không muốn chồng mưu sự bất thành vì dao động tình cảm, càng không thể để người ta phát hiện, và món quà bà tặng sẽ như thứ bảo bối giúp ông che giấu cảm xúc, suy nghĩ thực sự trước đối phương. Đó cũng chính là lí do sau khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về rồi quạt lông trở thành vật bất ly thân với Khổng Minh. Ông luôn coi nó như thứ báu vật luôn phải nâng niu trân trọng. Chiếc quạt cùng áo bát quái và người vợ gắn bó từ thuở hàn vi vẫn là những bảo vật đáng giá nhất của ông.
Hàng trăm năm qua, Gia Cát Lượng vẫn thường được thế nhân ca ngợi như hóa thân của trí tuệ, nhân cách cao thượng, tài năng kiệt xuất nhưng có một điều đáng được người đời biết đến chính là tình cảm của vợ chồng Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh, e rằng trên đời hiếm có.
Sưu tập và hệ thống: Thiên Hương