Xin đừng giết hại động vật - Hồi 6: Tiếc Phước

HỒI 6: TIẾC PHƯỚC

Thưa Thầy khi khuyên người làm nghề sát sanh đổi nghề thì họ nói: "Tôi bỏ nghề này thì làm nghề gì? Cả nhà tôi già, trẻ, lớn, bé không phải sẽ chết đói hết hay sao? Người đói chết do không có thức ăn không phải cũng sát sanh sao? Con người cần phải ăn thịt, cần phải có người làm nghề này. Vậy không phải tôi đang phục vụ cho mọi người sao?" - Xin hỏi Thầy nói như vậy có đúng không?

Hạnh phúc ở đâu: Tiếc PhướcThầy: Nghe có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai. Việc làm có lợi, có ích cho mọi người rất nhiều, ngành nghề cũng rất nhiều, nghề nào cũng có thể chọn lựa, tại sao lại chọn nghề này chứ? Đã là ơn trên sinh ra bạn, tuổi thọ bao nhiêu, bao nhiêu phước báo, đã định cả rồi. Bạn thọ một trăm tuổi, có phước báo của một trăm tuổi, bạn bán mạng hưởng thụ, năm mươi năm thì hưởng hết rồi, bạn đang dùng tính mạng đánh đổi đó.

Cho nên làm việc gì cũng không nên quá mức. Quá mức làm sao có quả báo tốt?

Thưa Thầy: Có nhiều nghề sát sanh làm ăn rất khấm khá, giống như gà quay, gà hầm... Tại sao họ đều có danh tiếng hơn trăm năm, còn truyền lại cho thế hệ sau? Đến bây giờ vẫn chưa thấy quả báo xấu? Xin hỏi Thầy, đối với hiện tượng này chúng ta phải có cách nhìn như thế nào?

Thầy: Làm nghề giết mổ tổn phước đức, nhưng vì phước báo của họ lớn. Hiện tượng này chính là sự tích đức của tổ tiên họ, sự tích đức của họ trong đời trước.

Chẳng hạn như gia đình họ có phước báo 500 năm, ngày nay con cháu chỉ hưởng phước, vẫn cứ tạo nghiệp bất thiện, nó sẽ giảm trừ xuống còn 300 năm, sau khi hưởng hết thì nạn tai sẽ đến. Họ chưa nhận quả báo, chính là được bảo vệ bởi phước báo đã tạo bởi tổ tiên họ. Không phải hưởng đời đời kiếp kiếp. Đời đời kiếp kiếp là gì? Đời đời kiếp kiếp hưởng phước và làm thiện tích đức, vậy thì phước báo của bạn sẽ hưởng không hết.

Cả đời này của mình đủ ăn đủ mặc, ấm no, có một căn nhà đủ để che nắng che mưa là được rồi - phải biết đủ. Phần còn dư lại phải giúp đỡ Xã hội, giúp đỡ mọi người, vậy thì bạn mới có thể tích luỹ phước báo, bạn càng hưởng càng nhiều, mà còn hưởng hoài không hết.

Thầy: Cuộc sống của hiện nay của chúng tôi tất cả đều tuỳ duyên, nhưng trên thực tế đã quá đầy đủ rồi, so với người xưa chúng tôi còn kém xa lắm. Nhưng cuộc sống riêng của bản thân tôi thì rất đơn giản.

Tôi đi theo Sư Phụ là cư sĩ Lý Bỉnh Nam mười năm, trong đó có năm năm, một nữa thời gian là chúng tôi tự nấu ăn. Tôi tự nấu ăn bằng một cái nồi nhỏ, chén nồi đều là một, thức ăn và cơm của chúng tôi đều nấu chung một nồi, bớt phiền phức, từ lúc nhóm lửa cho đến lúc ăn xong, dọn rửa sạch sẽ chỉ mất có nữa tiếng đồng hồ.

- Quá tiết kiệm thời gian rồi, thưa Thầy!

Thầy: Bạn nghĩ xem, thật là tự tại, thật đơn giản. Thầy tôi, cả đời sống một cuộc sống đơn giản như vậy.

Đây gọi là Tiếc Phước (trân trọng, tiết kiệm).

Tiếc phước, phí sinh hoạt rất ít, lúc đó tôi ở cùng Thầy, phí sinh hoạt mỗi ngày của Thầy là hai đồng tiền. Lúc đó một đồng đô la Mỹ có thể đổi được khoảng 30 đồng, phí sinh hoạt một tháng của Thầy không đến hai đồng đô la Mỹ.

- Một tháng không đến hai đồng đô la Mỹ ư? Trời ạ, quá tiết kiệm rồi, thưa Thầy!

Thầy: Đúng vậy, chúng tôi lúc đó còn trẻ, vọng tưởng tạp niệm nhiều hơn Thầy nên tiêu hao năng lượng cũng nhiều hơn. Tôi học theo Thầy, cũng sống giống như vậy, một ngày tôi cần dùng ba đồng, một ngày Thầy chỉ cần dùng hai đồng là đủ rồi, một ngày ăn một bữa.

- Một ngày ăn một bữa? là ăn vào giữa trưa đúng không ạ?

Chính là giữa trưa ăn một bữa, giữa ngày ăn một bữa thật là tự tại. Vì bạn chi tiêu ít nên cả đời bạn không cần cầu cạnh nhờ vả ai cả.

- Cả đời không cần nhờ vả người khác!

Thầy: Đúng thế, cả đời không nhờ vả người khác. Người đạt đến mức không mong cầu thì phẩm chất tự nhiên sẽ được nâng lên, đối với người khác không còn sự tranh giành hơn thua, không kết oán thù với bất cứ ai, đều có thể sống chung hoà thuận vui vẻ với mọi người, đối với thế gian không còn sự mong cầu nữa, hoàn toàn tự tại.

Điều này mới gọi là hạnh phúc mỹ mãn thật sự.

- CÒN TIẾP-

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn