Mục lục:
HỒI 3: BỊ DOẠ CHẾT
Nhưng chúng con không tin, bảo rằng mượn rồi nếu heo chết sẽ cam kết đền tiền. Khi đến bắt nó, con nhìn thấy chân nó run cầm cập, ánh mắt hoảng loạn quẩn quanh một chổ. Lúc quay phim, khi chúng con trói con heo thì nó kêu la rất dữ dội và thảm thiết.
Thấy thế chúng con có nói với con heo đó: Chỉ đóng giả thôi, giả bộ trói mày một lát thôi, không phải giết thật đâu, đừng la nữa.
Nhưng nó vẫn cứ kêu thảm thiết, cứ như thế. Đến lúc quay xong bộ phim, chúng con đem con heo đó trả trở về cho chủ, nó không ăn cũng không uống gì cả, thật sự đúng ba ngày sau thì con heo đó chết.
Thưa Thầy, con luôn thắc mắc về điều đó, chúng con không có giết nó, tại sao nó lại tự bỏ ăn bỏ uống vậy? Nó có thể đoán được điều gì sao thưa Thầy?
Thầy: Bạn hiểu được đạo lý này không? Con heo đó bị doạ chết đó. Khi bạn nói với nó những lời tốt đẹp trấn an nó, nó vẫn kêu la thảm thiết bởi vì nó không tin bạn. Lúc rất nhiều người đến trước mặt nó, trói nó lại, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó nó đã bị doạ chết, nó cho rằng bạn lừa nó, nó đối với con người không có niềm tin.
Thưa Thầy: Cũng đạo lý đó, rất nhiều người biết mình bị bệnh ung thư cũng là bị doạ chết sao thưa Thầy?
Thầy: - Đúng thế, hơn 90% là bị hù doạ mà chết. Nếu như bạn không để tâm vào nó, xem nhẹ việc sống chết, không bận tâm thì sẽ không bị nó hù doạ, vậy bệnh có thể chữa khỏi. Động vật cũng như thế, chính là bị doạ mà chết.
Thầy à, trước đây chúng ta thường cho rằng loài heo là loài động vật ngu ngốc nhất, điều này là sai rồi, heo cực kì thông minh. Người ta vừa mang sợi dây đến trước mặt nó thì nó đã biết rõ mạng sống nó bị nguy hiểm rồi.
Thầy: Đúng vậy, hoàn toàn biết rõ. Bạn nói lời tốt gì với nó, nó cũng không tin bạn, vì bạn ngày ngày nói dối, không ai tin bạn cả. Nếu như người có đức hạnh, có đạo đức đến nói với nó, có lẽ nó sẽ tin.
Tôi từng biết một Thầy cả đời theo nghề giáo dục, làm chức Thứ trưởng chính trị bộ khảo tuyến (là nơi quản lý tuyển chọn nhân tài) - Quyền lực rất lớn. Nếu cần nhân tài, nơi này chuyên phụ trách về mảng thi cử, quản lý rất nhiều cuộc thi mỗi năm của quốc gia.
Cơ quan cấp xe, điện thoại và nhà cho Thầy ấy. Chiếc xe đó nếu không phải việc công thì Thầy ấy không dùng, có việc riêng thì Thầy đón xe buýt, điện thoại nếu không phải việc công thì không dùng, bên ngoài gọi đến thì được, còn bản thân tuyệt đối không gọi. Có việc riêng thì Thầy gọi điện thoại công cộng bên ngoài, đồng tiền không phải bản thân xứng đáng được nhận thì một đồng xu cũng không lấy. Thu nhập từ đồng lương của Thầy ấy tuy không nhiều, nhưng tiền dư Thầy ấy gửi về quê nhà, ở quê còn có người thân bạn bè, chăm sóc mười mấy hộ gia đình, còn cuộc sống gia đình Thầy rất giản dị, vì học Phật nên cả nhà đều ăn chay. Thầy ấy cả đời thanh liêm, là tấm gương tốt cho chúng ta noi theo.
Vì Thầy ấy có đức hạnh nên trong thâm tâm mọi người đều tôn trọng.
Thưa Thầy: Với chức vị này của Thầy ấy, nếu là người khác thì có thể nhận hối lộ phát tài to. Nhưng Thầy ấy hiểu được nhân quả, nên Thầy ấy tuyệt đối không dám làm việc lỗ mãng như thế, Thầy ấy thật có trí tuệ.
Thầy: Đây thực sự là hành thiện tích đức, cũng là đang tích luỹ âm đức bảo hộ cho con cháu.
Thưa Thầy: Ở một số nước, các vị thẩm phán 70 tuổi, 80 tuổi, thậm chí 90 tuổi vẫn làm quan toà, bởi vì họ không mua được, đạn bắn không thủng (đạn ở đây hiểu là tiền), họ có uy tín, uy tín tuyệt đối. Hễ các vị ấy ngồi vào vị trí quan toà thì mọi người có niềm tin, niềm tin tuyệt đối!
Hôm nay bạn mạnh, có chức có quyền, là do bạn tạo phước từ kiếp trước. Phước báu của bạn tích đức từ kiếp trước đáng ra có thể hưởng đến ba đời, nhưng bạn ức hiếp người khác, người ta chịu sự ức hiếp của bạn, phước báo không quá một đời thì đã hết rồi, bạn hưởng hết rồi thì sao? Sẽ đến tội báo. Bởi vì bạn chỉ hưởng phước mà không gieo phước lại tạo nghiệt thì phước báu sẽ bị giảm trừ... có câu "Phú quý không quá ba đời" là lẽ đó. Do đó người xưa vừa hưởng phước, vừa gieo phước, nên phước báo của họ có thể kéo dài.
Thật sự đây là vấn đề của giáo dục. Giáo dục hiện nay chỉ chú trọng dạy khoa học kỹ thuật, không dạy luân thường đạo lý, môn đạo đức ở trường được xem nhẹ, nhân quả cũng không dạy, giáo dục của Thánh Hiền cũng không dạy. Vì thế họ không còn biết đâu là đúng, đâu là sai, không còn tiêu chuẩn nữa rồi. Nếu như họ đã học những điều này thì trong tâm họ có chừng mực, có tiêu chuẩn, tự bản thân họ có thể cân nhắc, tuy có quá mức nhưng phần lớn không ngoài khuôn khổ cho phép.
Nhật bản là một trong số ít những nước rất chú trọng về giáo dục nhân cách, và môn học quan trọng nhất của đất nước họ không phải là Toán, Lý, Hoá, Anh Văn, mà là môn Đạo Đức.
Họ dạy cho con cháu họ có tấm lòng yêu thương trước để hình thành nhân cách, sau đó mới dạy đến trí tuệ - rất đáng để chúng ta học hỏi.
XEM TIẾP: Xin đừng giết hại động vật - Hồi 4: Cứu vật vật trả ơn, Định sanh trí tuệ