Xin đừng giết hại động vật - Hồi 2: Tam độc

HỒI 2: TAM ĐỘC:

Trong kinh phật lý giải tham, sân, si là Tam độc - Là do tâm của bạn không tốt sinh ra, do tâm không tốt của bạn mang đến, trong tâm có độc.

Tâm của chúng ta tạp loạn, đây là gốc của tật bệnh, là nguyên nhân khiến chúng ta mắc bệnh. Nếu tâm của chúng ta thanh tịnh, không có các tạp niệm, vọng tưởng, tà niệm thì bạn không thể bị bệnh.
Xin đừng giết hại động vật: Tam độc
Xin đừng giết hại động vật
Với tình trạng hiện nay, phải đặc biệt chú ý đến ăn uống, bây giờ ngay cả rau cải, lúa gạo cũng đều có vấn đề, điều này không ổn rồi. Nếu không có biện pháp cải thiện, e rằng vài năm nữa nguồn nước cũng có vấn đề, không khí có thể cũng có vấn đề - loài người trên trái đất sớm muộn cũng bị diệt vong.

Thưa Thầy: người nuôi gà không ăn thịt gà, người nuôi heo không ăn thịt heo, người nuôi cá không ăn thịt cá, vì họ hiểu rõ sự nguy hại của nó. Do đó một là họ không ăn, hai là họ sẽ trồng thêm luống rau sạch, nuôi ao cá riêng để dành ăn riêng.

Thầy: - Họ hiểu được, họ biết được. Nhưng họ biết mà vẫn làm như vậy để bán cho người khác, quả báo của luật nhân quả rất đáng sợ. Điều này tức là mưu tài hại mạng - không thể làm như vậy được

Họ bán cho người khác ăn, họ cứ nghĩ như thế sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến bản thân họ, gia đình họ và con cái họ sao? Sai lầm. 

- Quanh năm suốt tháng chẳng lẽ bạn phải đều ăn tại nhà? Có thể bạn tránh được, nhưng còn lũ trẻ thường hay thích ăn vặt, ăn hàng quán lề đường - có tránh được không? Do đó hại người trước hết bản thân mình, người thân bên cạnh mình phải nhận lãnh đầu tiên.

Thưa Thầy: mấy năm trước con có chứng kiến một sự việc, một nhóm người toàn dân giàu có, họ đến trước lồng khỉ, cả bầy khỉ liền hoảng loạn nhốn nháo, trốn trước trốn sau, ánh mắt vô cùng kinh hãi nhìn nhóm người đó. Ông chủ giàu có đó vừa thấy con khỉ béo tốt thì chỉ ngay vào nó, con khỉ này... Thầy biết không, khi con khỉ vừa thấy ông ta chỉ vào nó thì nó xìu xuống ngay, ánh mắt nó bỗng chốc liền thay đổi (tay chân bủn rủn, thất thần). Sau đó con khỉ đó được bắt để riêng một bên. Khi người phục vụ bắt con khỉ lên thì ánh mắt nó đã hồn xiêu phách lạc.
Xin đừng giết hại động vật - Hồi 2: Tam độc
Nhóm người đó ngồi vào bàn, cạo sạch lông trên đầu con khỉ, lấy cây búa nhỏ gõ lên đầu nó, con khỉ kêu thất thanh, người phục vụ liền gỡ vỏ não của con khỉ ra. Con người thì cười haha trong tiếng kêu thảm khốc không ngừng của con khỉ phía dưới. Sau đó họ bắt đầu ăn não khỉ.

Thưa Thầy, tại sao người ta vừa chỉ vào nó thì tay chân nó lại xìu xuống và ánh mắt thất thần như thế?
 
Thầy: - Nó đều hiểu, đều biết cả. Nó không ngốc chút nào, khi ông chủ đó vừa chỉ nó thì nó biết ngay là ông ấy muốn giết nó, uốn ăn nó, hơn nữa lại dùng cách tàn khốc như thế, đó là sự kinh sợ của nó, khi kinh sợ sẽ phát ra chất độc. Mỗi con vật đều giống con người, chúng đều tham sống sợ chết. Vậy hãy nghĩ xem, những con vật này, khi bạn giết chúng, chúng có hận bạn không? Não khỉ đó có độc, chắc chắn có độc.

Tất cả động vật khi bạn giết chúng, không có con nào vui vẻ để bạn giết nó cả, chúng đều kêu lên những âm thanh rên rỉ thê thảm không gì bằng, đó chính là oán hận. Cho nên, hiểu rõ đạo lý này rồi, những thức ăn đó có còn dám ăn nữa không?

Thưa Thầy: động vật trước khi chết sợ hãi như vậy, tức là giống như lúc nãy con khỉ đó sợ đến như vậy, có thể sinh ra độc tố rất lớn khi ăn vào trong cơ thể. Mọi người thường hay nói ăn gì bổ nấy, chính là vì họ cho rằng não khỉ này có thể bổ não, họ ăn não khỉ này thật sự có thể bổ não của họ không?

Thầy: - Ăn não khỉ này, não của họ sẽ ngày càng trở nên hồ đồ, càng trở nên lú lẩn. 

Xin đừng giết hại động vật: Tam độcChúng ta dùng tâm yêu thương đối xử với người thì người mới dùng tâm yêu thương đối xử với chúng ta. Con vật cũng vậy, nó cũng có sinh mạng. Con người dùng tâm giết hại đối xử với chúng, muốn ăn chúng, chúng sẽ dùng cái tâm gì để đáp trả lại đây? Chúng ta nhất định phải nghĩ đến điều này.

Cả vũ trụ, trung tâm của vũ trụ trong Phật Pháp gọi là tự tánh, bổn tánh, Phật Pháp gọi là Pháp tánh, đây đều là nói đến chân tâm, cốt lõi của chân tâm là gì? Chính là yêu thương. Yêu thương này là khởi đầu của tự tánh - tức là điểm bắt đầu chân tâm của chúng ta. Trung tâm của trung tâm yêu thương thuần thiện, sanh ra đã có rồi, không cần ai dạy cả: từ tình cảm cha mẹ con cái, dẫn đến ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức, đều từ đây mà sinh ra, đây chính là gốc là cội nguồn của yêu thương.

Do đó, hai câu đầu của Tam Tự Kinh là 'Nhân chi sơ, tính bổn thiện' - chính là nói đến tình yêu thương này.

 XEM THÊM: Xin đừng giết hại động vật - Hồi 3: Bị doạ chết

Post a Comment

Previous Post Next Post