Phát hiện trẻ bị xâm hại, bạo hành gọi ngay 111

Khi chúng ta phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bạo hành, bị ngược đãi, xâm hại hoặc bị bóc lột, bắt cóc, mua bán trẻ em... xin hãy gọi ngay đến số 111 - đường dây nóng quốc gia bảo vệ trẻ em, thường trực 24/24 có chức năng tiếp nhận, xử lý thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em.
Phát hiện trẻ bị xâm hại, bạo hành gọi ngay 111
Khi phát hiện trẻ bị ngược đãi, bị xâm hại - xin hãy gọi ngay đến số 111
Lưu ý: khi phát hiện trường hợp trẻ có dấu hiệu bị bóc lột sức lao động, bị bắt cóc đem đi mua bán có tổ chức... đầu tiên bạn nên tìm một nơi an toàn, sau đó hãy gọi đến số 111 để trình báo sau.

Thông tin trình báo càng chi tiết, càng rõ ràng sẽ có thể giúp các nhân viên giải cứu được trẻ sớm hơn.

Khi các bạn gọi đến số 111. Tất cả các cuộc gọi đến, người gọi không phải trả tiền.

Ngoài ra, đối với những trường hợp khẩn cấp tại khu vực TP. Hồ Chí Minh các bạn có thể gọi đến số: 1900.545559 (Trung tâm Công Tác Xã Hội Bảo Vệ Trẻ Em TP. HCM)

Tất cả các thông tin của các bạn khi gọi về tổng đài, sẽ được bảo mật tuyệt đối (ẩn số điện thoại). Sau đó, những thông tin tố giác của các bạn sẽ được ghi nhận cụ thể và gửi về công an phường, công an khu vực để có các biện pháp giải cứu trẻ sớm nhất.
gọi ngay 111 khi phát hiện trẻ bị xâm hại, bạo hành
Xin hãy góp phần chấm dứt nạn bạo hành trẻ em!!!
Xin đừng chần chừ, bởi đôi khi chỉ một cuộc gọi của bạn sẽ cứu sống một sinh mạng!!!

Vì một Thế giới tốt đẹp hơn
Thiên Hương


CHỨC NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY NÓNG 111:

Ngoài chức năng tiếp nhận, kết nối, can thiệp, bảo vệ trẻ em. Tổng đài 111 còn cung cấp, giải đáp thông tin cho cha mẹ về các vấn đề của trẻ em, tư vấn sâu về tâm lý và trị liệu về tâm lý cho trẻ em.

Đặc biệt sẽ hỗ trợ đánh giá và trị liệu tâm lý miễn phí cho trẻ em bị khủng hoảng nặng về tâm lý do bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, trẻ bị mua bán và trẻ em bị chấn thương về tâm lý

XỬ PHẠT HÀNH VI NGƯỢC ĐÃI, BẠO HÀNH, XÂM HẠI, BUÔN BÁN TRẺ EM:

Căn cứ vào khoản 5, 6 ,7, 8, Điều 4 được quy định trong Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể:

5. Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
7. Bóc lột trẻ em là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động du lịch nhằm Mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
8. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Nếu một người có hành vi vi phạm khoản 5, 6, 7, 8, Điều 4 Luật Trẻ em thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 134, 140, 142, 151, 152, 153 của Bộ Luật hình sự năm 2015.

Tuỳ theo tính chất phạm tội, sẽ áp dụng khung hình phạt: thấp nhất từ 1 năm - 3 năm tù, tội phạm nguy hiểm và có tổ chức có thể phạt tù 20 năm, tù chung thân, hoặc tử hình.

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn