Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ có hai anh em, cha mẹ chẳng may đều mất sớm khi hai anh em còn quá nhỏ.
Thương em, nên những việc nặng nhọc người anh luôn giành về phần mình. Mọi việc lo toan trong nhà, người anh đều đứng ra gánh vác.
Nhà thiếu trước hụt sau, cơm canh đạm bạc bữa rau, bữa cá. Nhưng có gì ngon, người anh luôn nhường cho em phần hơn.
Mỗi khi bắt được cá, người anh luôn nhường em ăn phần mình cá, còn mình chỉ ăn mỗi đầu và đuôi cá. Và còn ăn với vẻ rất ngon lành.
Thấy lúc nào anh cũng chỉ cho mình ăn phần mình cá. Anh lại ăn đầu và đuôi cá ngon lành như thế. Hôm nọ, người em bèn bảo với anh rằng:
- Anh ơi! Hôm nay, em muốn ăn thử đầu cá và đuôi cá, có được không anh?
Người anh nghe vậy lập tức bảo với em rằng: - Không được! Em không thể ăn được!
Người em thắc mắc vặn hỏi lý do: - Tại sao vậy anh? Tại sao anh ăn được, còn em thì không?
Lúc này người anh đáp: - Không tại sao cả. Vì anh chỉ thích ăn đầu cá và đuôi cá!
Nghe anh nói thế. Người em bèn sinh bụng nghi ngờ. Cho rằng anh mình đối xử tệ với mình, nên lúc nào cũng chỉ cho mình ăn phần mình cá.
Như thường lệ, hôm đó hai anh em lại lên rừng đào củ mài. Người anh cặm cụi lo đào bới, còn em chỉ việc nhặt lấy củ. Hố đào càng sâu, sẽ được củ càng to. Đào được một lúc người anh mệt lã người, bất cẩn bị chúi nhũi ngã nhào cắm đầu xuống hố, hai chân chổng ngược lên trời. Do cái hố vừa hẹp, vừa sâu cho nên người anh không tài nào nhúc nhích được, người anh nói vọng lên:
- Em ơi! Cứu anh với, mau kéo anh lên, anh ngạt thở chết mất.
Thấy vậy, lúc này người em mới đem những điều nghi ngờ chất chứa trong bụng bấy lâu nay nói ra hết:
- Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi ăn cá anh đều giành ăn phần đầu cá, đuôi cá, là những phần ngon nhất của con cá. Anh chỉ chừa lại cho tôi ăn mình cá, là phần bỏ đi, phần anh không thèm ăn. Anh bị cắm đầu xuống hố như thế này là đáng đời lắm. Anh đi mà kêu mấy cái đầu cá đó lại mà giúp anh đi.
Nghe em mình nói vậy, người anh đau lòng lắm. Mặc dù vậy, nhưng vẫn cố gắng nói với em rằng:
- Ở nhà, trên gác bếp vẫn còn một cái đầu cá và đuôi cá. Lúc trưa anh chưa kịp ăn để dành phần buổi chiều. Em về ăn đi.
Nghe anh mình nói vậy, người em liền cắm đầu chạy một mạch về nhà kiếm đầu cá, đuôi cá để ăn. Bỏ mặc anh mình lại dưới hố sâu.
Về đến nhà, người em lập tức lao vào gác bếp lấy đầu cá ra ăn. Trong đầu nó lâu nay vẫn hình dung rằng hai món này là phần ngon nhất của con cá. Chỉ có như vậy nên lâu nay anh nó mới đều giành ăn một mình, không để cho nó nếm thử, dù chỉ một lần.
Ngày hôm nay, cuối cùng thì nó đã được nếm thử. Nó hý hửng cầm cái đầu cá lên, há to miệng, bắt đầu cắn miếng đầu tiên. Nhưng lạ thay, đầu cá cắn tới đâu, chỉ toàn xương tới đó, lại khô cứng như que củi, chẳng ngon lành gì như nó đã nghĩ. Nó bèn nhả hết đầu cá ra trên sàn vì chẳng thể nào nhai tiếp nổi.
Sau đó, người em ăn tiếp đến đuôi cá. Đuôi cá lại nhạt nhếch, chẳng có mùi vị gì cả. Chẳng khác nào như đang nhai một cái lá khô vậy. Lúc này, người em mới hiểu được tình thương lớn lao của anh trai dành cho mình: "thì ra bấy lâu nay, những gì tốt nhất, ngon nhất anh mình đều đã dành cho mình hết". Hai hàng nước mắt của người em bắt đầu rơi xuống.
Như sực nhớ ra điều gì đó rất quan trọng. Nó vội vàng lao ra khỏi nhà. Nó tìm đường tắt, chạy vội lên rừng. Bất chấp lá rừng cào rách da, rách thịt người em vẫn gạt nước mắt, băng rừng chạy đi tìm anh.
Khi tìm tới nơi, thì đã quá muộn. Anh nó đã bị ngạt thở, chết cứng từ lâu. Người em đau đớn tột cùng ôm xác anh trai gào thét, khóc lóc thảm thiết. Nó không ăn, không uống, khóc ròng rã gần một tháng trời. Người gầy khô trơ xương, mắt lồi ra mà chết.
Người anh sau khi chết đã biến thành một cây cổ thụ to. Còn người em biến thành con ve sầu, suốt ngày bám vào thân cây. Cứ đến ngày giáp hạt, mùa đào củ mài, ve sầu lại nhớ đến anh mình, nó kêu râm ran suốt ngày như tiếng gọi: "Anh... anh... anh... "
Do vậy người ta thường hay bảo: Mắt lồi, mình gầy như xác ve là muốn nhắc đến sự tích cảm động này.
Những tài liệu mà mình sử dụng trong Truyện có hai phần:
1. Tài liệu trong các báo chí sách vở.
2. Tài liệu do người thân trong gia đình và quen biết truyền miệng lại.
Những tài liệu trên có truyện kể rất vắn tắt, có truyện thì lại kể khác nhau về chi tiết và nội dung. Nên khi mình xây dựng lại câu truyện, mình sẽ căn cứ vào tài liệu nào đầy đủ hơn và được dân gian truyền tụng nhiều hơn theo sự phân tích, đánh giá riêng của mình!
Đặc biệt, những câu truyện cổ tích tại Thienhuong360.com cũng sẽ được kể lại theo phong cách và văn phong riêng của mình. Tất nhiên mình sẽ hết sức chú ý không thêm hoặc bớt những tình tiết quan trọng trong mỗi cốt truyện, và mình vẫn sẽ sử dụng những từ ngữ mang đậm chất cổ tích, mà tuổi thơ chúng ta đã từng rất quen thuộc trước đây.
Mục đích lớn nhất, là để gìn giữ những giá trị mà ông bà ta để lại. Mặt khác mình muốn tăng thêm chiều sâu cho cốt truyện. Để các bé khi nghe hoặc đọc truyện sẽ có được những cảm nhận về nhân vật một cách sâu sắc và chân thực nhất.
*Giáp hạt: đồng nghĩa với giáp vụ
Ngày xưa, giáp hạt là khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời gian lương thực thu hoạch được của vụ cũ đã cạn kiệt, nhưng lại chưa đến vụ thu hoạch mới. Ý muốn nói đến những lúc đói kém.
Thương em, nên những việc nặng nhọc người anh luôn giành về phần mình. Mọi việc lo toan trong nhà, người anh đều đứng ra gánh vác.
SỰ TÍCH CON VE SẦU
Hàng ngày, người anh phải đi làm thuê làm mướn, làm quần quật từ sáng sớm đến trời tối. Nhưng hai anh em vẫn không đủ cái ăn, cái mặc. Do vậy, tranh thủ lúc nào không có việc, hai anh em cùng nhau lên rừng, xuống suối hái thêm rau, củ, bắt thêm cá về ăn.Nhà thiếu trước hụt sau, cơm canh đạm bạc bữa rau, bữa cá. Nhưng có gì ngon, người anh luôn nhường cho em phần hơn.
Mỗi khi bắt được cá, người anh luôn nhường em ăn phần mình cá, còn mình chỉ ăn mỗi đầu và đuôi cá. Và còn ăn với vẻ rất ngon lành.
Thấy lúc nào anh cũng chỉ cho mình ăn phần mình cá. Anh lại ăn đầu và đuôi cá ngon lành như thế. Hôm nọ, người em bèn bảo với anh rằng:
- Anh ơi! Hôm nay, em muốn ăn thử đầu cá và đuôi cá, có được không anh?
Người anh nghe vậy lập tức bảo với em rằng: - Không được! Em không thể ăn được!
Người em thắc mắc vặn hỏi lý do: - Tại sao vậy anh? Tại sao anh ăn được, còn em thì không?
Lúc này người anh đáp: - Không tại sao cả. Vì anh chỉ thích ăn đầu cá và đuôi cá!
Nghe anh nói thế. Người em bèn sinh bụng nghi ngờ. Cho rằng anh mình đối xử tệ với mình, nên lúc nào cũng chỉ cho mình ăn phần mình cá.
Như thường lệ, hôm đó hai anh em lại lên rừng đào củ mài. Người anh cặm cụi lo đào bới, còn em chỉ việc nhặt lấy củ. Hố đào càng sâu, sẽ được củ càng to. Đào được một lúc người anh mệt lã người, bất cẩn bị chúi nhũi ngã nhào cắm đầu xuống hố, hai chân chổng ngược lên trời. Do cái hố vừa hẹp, vừa sâu cho nên người anh không tài nào nhúc nhích được, người anh nói vọng lên:
- Em ơi! Cứu anh với, mau kéo anh lên, anh ngạt thở chết mất.
Thấy vậy, lúc này người em mới đem những điều nghi ngờ chất chứa trong bụng bấy lâu nay nói ra hết:
- Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi ăn cá anh đều giành ăn phần đầu cá, đuôi cá, là những phần ngon nhất của con cá. Anh chỉ chừa lại cho tôi ăn mình cá, là phần bỏ đi, phần anh không thèm ăn. Anh bị cắm đầu xuống hố như thế này là đáng đời lắm. Anh đi mà kêu mấy cái đầu cá đó lại mà giúp anh đi.
Nghe em mình nói vậy, người anh đau lòng lắm. Mặc dù vậy, nhưng vẫn cố gắng nói với em rằng:
- Ở nhà, trên gác bếp vẫn còn một cái đầu cá và đuôi cá. Lúc trưa anh chưa kịp ăn để dành phần buổi chiều. Em về ăn đi.
Nghe anh mình nói vậy, người em liền cắm đầu chạy một mạch về nhà kiếm đầu cá, đuôi cá để ăn. Bỏ mặc anh mình lại dưới hố sâu.
Về đến nhà, người em lập tức lao vào gác bếp lấy đầu cá ra ăn. Trong đầu nó lâu nay vẫn hình dung rằng hai món này là phần ngon nhất của con cá. Chỉ có như vậy nên lâu nay anh nó mới đều giành ăn một mình, không để cho nó nếm thử, dù chỉ một lần.
Ngày hôm nay, cuối cùng thì nó đã được nếm thử. Nó hý hửng cầm cái đầu cá lên, há to miệng, bắt đầu cắn miếng đầu tiên. Nhưng lạ thay, đầu cá cắn tới đâu, chỉ toàn xương tới đó, lại khô cứng như que củi, chẳng ngon lành gì như nó đã nghĩ. Nó bèn nhả hết đầu cá ra trên sàn vì chẳng thể nào nhai tiếp nổi.
Sau đó, người em ăn tiếp đến đuôi cá. Đuôi cá lại nhạt nhếch, chẳng có mùi vị gì cả. Chẳng khác nào như đang nhai một cái lá khô vậy. Lúc này, người em mới hiểu được tình thương lớn lao của anh trai dành cho mình: "thì ra bấy lâu nay, những gì tốt nhất, ngon nhất anh mình đều đã dành cho mình hết". Hai hàng nước mắt của người em bắt đầu rơi xuống.
Như sực nhớ ra điều gì đó rất quan trọng. Nó vội vàng lao ra khỏi nhà. Nó tìm đường tắt, chạy vội lên rừng. Bất chấp lá rừng cào rách da, rách thịt người em vẫn gạt nước mắt, băng rừng chạy đi tìm anh.
Khi tìm tới nơi, thì đã quá muộn. Anh nó đã bị ngạt thở, chết cứng từ lâu. Người em đau đớn tột cùng ôm xác anh trai gào thét, khóc lóc thảm thiết. Nó không ăn, không uống, khóc ròng rã gần một tháng trời. Người gầy khô trơ xương, mắt lồi ra mà chết.
Người anh sau khi chết đã biến thành một cây cổ thụ to. Còn người em biến thành con ve sầu, suốt ngày bám vào thân cây. Cứ đến ngày giáp hạt, mùa đào củ mài, ve sầu lại nhớ đến anh mình, nó kêu râm ran suốt ngày như tiếng gọi: "Anh... anh... anh... "
Do vậy người ta thường hay bảo: Mắt lồi, mình gầy như xác ve là muốn nhắc đến sự tích cảm động này.
Sưu tập và kể lại truyện: Thiên Hương
Những tài liệu mà mình sử dụng trong Truyện có hai phần:
1. Tài liệu trong các báo chí sách vở.
2. Tài liệu do người thân trong gia đình và quen biết truyền miệng lại.
Những tài liệu trên có truyện kể rất vắn tắt, có truyện thì lại kể khác nhau về chi tiết và nội dung. Nên khi mình xây dựng lại câu truyện, mình sẽ căn cứ vào tài liệu nào đầy đủ hơn và được dân gian truyền tụng nhiều hơn theo sự phân tích, đánh giá riêng của mình!
Đặc biệt, những câu truyện cổ tích tại Thienhuong360.com cũng sẽ được kể lại theo phong cách và văn phong riêng của mình. Tất nhiên mình sẽ hết sức chú ý không thêm hoặc bớt những tình tiết quan trọng trong mỗi cốt truyện, và mình vẫn sẽ sử dụng những từ ngữ mang đậm chất cổ tích, mà tuổi thơ chúng ta đã từng rất quen thuộc trước đây.
Mục đích lớn nhất, là để gìn giữ những giá trị mà ông bà ta để lại. Mặt khác mình muốn tăng thêm chiều sâu cho cốt truyện. Để các bé khi nghe hoặc đọc truyện sẽ có được những cảm nhận về nhân vật một cách sâu sắc và chân thực nhất.
*Giáp hạt: đồng nghĩa với giáp vụ
Ngày xưa, giáp hạt là khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Đây là thời gian lương thực thu hoạch được của vụ cũ đã cạn kiệt, nhưng lại chưa đến vụ thu hoạch mới. Ý muốn nói đến những lúc đói kém.