Kiến nghị hợp pháp hoá: "Hôn nhân đồng tính"

KIẾN NGHỊ HỢP PHÁP HOÁ HÔN NHÂN ĐỒNG TÍNH

Trước hết xin nhấn mạnh: "ĐỒNG TÍNH KHÔNG PHẢI MỘT CĂN BỆNH"

- Bởi nếu là bệnh thì sẽ có thuốc trị!

Từ năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ khẳng định đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh.

Đồng tính là xu hướng tính dục bị hấp dẫn cả về mặt tình cảm, lẫn thể chất chỉ với người cùng giới tính như: với hai người nữ, được gọi là les.

Hai nam giới, bị hấp dẫn lẫn nhau và chỉ có xu hướng tính dục đồng giới, được gọi là gay.

Năm 2001, Hà Lan là quốc gia đầu tiên cho phép kết hôn giữa những người đồng tính. Sau Hà Lan là Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Anh, Canada, Colombia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Greenland, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Tây Ban Nha,Thụy Điển, Uruguay và Mỹ cũng lần lượt thừa nhận hôn nhân đồng giới.

1. Người đồng tính gồm những ai?

- Bà Johanna Sigurdardottir sinh năm 1942, lên nắm quyền Thủ tướng Iceland vào tháng 2/2009. Bà đã quen biết người bạn đời của bà nhà văn Jonina Leosdottir gần 20 năm trước khi hai người chính thức kết hôn vào năm 2010, ngay sau khi Iceland hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Bà là nữ Thủ tướng đầu tiên trên thế giới công khai đồng tính.
Thủ tướng Iceland Bà Johanna Sigurdardottir kết hôn với bạn đời của bà là nữ nhà văn Jonina Leosdottir
Bà Johanna Sigurdardottir kết hôn với bạn đời Jonina Leosdottir
- Ông Leo Varadkar, công khai đồng tính từ năm 2015. Ông là lãnh đạo đảng cầm quyền Fine Gael ở Ireland.

- Cựu Thủ tướng Bỉ Elio di Rupo là nhà lãnh đạo đầu tiên của EU, thừa nhận mình là người đồng tính.

- Ông Frederic Mitterrand, Bộ trưởng Văn hóa và Truyền thông Pháp lên tiếng thừa nhận ông là đồng tính. Kế đến là đương kim Thị trưởng thủ đô Paris Bertrand Delanoe cũng công khai đồng tính.

- Cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Mỹ John Kennedy, cựu Thượng nghị sĩ bang Pennsylvania Harris Wofford đã kết hôn với bạn tình đồng giới Matthew Charlton.

Thủ tướng Luxembourg, Xavier Bettel kết hôn với kiến trúc sư Desteney vào năm 2015- Năm 2012, ông Barney Frank trở thành nghị sĩ đồng tính tổ chức hôn lễ đồng tính đầu tiên trong lịch sử quốc hội Mỹ. Khi kết hôn với người thợ mộc James Ready, họ quyết định cưới sau khoảng 7 năm sống chung.

- Thủ tướng Luxembourg, Xavier Bettel 45 tuổi kết hôn với kiến trúc sư Desteney vào năm 2015, vài tháng sau khi Luxembourg hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

- Chris Smith là Bộ trưởng đồng tính đầu tiên ở Anh.

Đây là những minh chứng rõ ràng nhất để chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về đồng tính: họ có thể là những chính trị gia lỗi lạc, là những vị nguyên thủ quốc gia, là Bộ Trưởng, là những nghệ sỹ nổi tiếng... hoặc là một công dân. Liệt kê ra để thấy rằng: dân đồng tính cũng là những con người có cuộc sống BÌNH THƯỜNG, và trong số dân đồng tính có người rất tài năng, có nhiều đóng góp với Xã Hội. Vậy nên người đồng tính xứng đáng có quyền được thương yêu, được tự do bình đẳng giới, được tôn trọng cũng như xứng đáng nhận được sự công nhận của Xã Hội nếu họ có lối sống lành mạnh, chuẩn mực.

2. Những quan niệm truyền thống sai lệch:

Ở một vài quốc gia Châu Á lạc hậu, kém văn minh vẫn còn những cái nhìn hà khắc đối với dân đồng tính. Một phần do văn hoá cổ hủ quan niệm rằng: giữa mối quan hệ vợ chồng muốn gắn kết bền chặt là "có con".

Thực tế trong Xã Hội có rất nhiều trường hợp: cưới nhau xong, khi có con vẫn đưa nhau ra toà li dị như thường, một khi mối quan hệ giữa 2 bên bị rạn nứt, đỗ vỡ (có thể có nhiều nguyên do, nhưng căn bản vẫn là không có sự hoà hợp, không có chung sở thích và quan điểm sốngkhông có sự thấu hiểu nhau, khi về sống chung một mái nhà mới phát hiện 2 bên có quá nhiều tật xấu mà bản thân không thể chấp nhận nổi).

Khi chúng ta dành thời gian gặp gỡ, tìm hiểu về nhau, sẽ dễ dàng phát hiện ra có thương mến, có chung sống được với nhau lâu dài không. Nếu muốn chung sống cùng nhau, hai người nhất định cần phải có tình thương, có tình cảm sâu sắc với nhau... phải có chung sở thích, nhận thức và cùng chung quan điểm sống... Do đó phải hiểu rõ. Khi muốn tiến tới Hôn nhân chúng ta nhất định phải dựa trên nền tảng "phải có tình thương & thấu hiểu nhau". Bởi có hiểu mới thương, từ thương mới có sự cảm thông, mới hiểu và chấp nhận được những hành động việc làm của nhau.

Nếu giữa hai bên không có tình thương, không hiểu nhau... sẽ rất dễ xảy ra những cự cãi, những tranh chấp, dần dần sẽ không còn thương nhau được nữa, sẽ không còn đủ bao dung với những tật xấu của họ.
Gia đình không đầm ấm, bố mẹ thường xuyên cãi nhau
Gia đình không đầm ấm, bố mẹ thường xuyên cãi nhau
Một khi có con, con cái chẳng những không giúp hàn gắn được mối quan hệ gia đình đã bị rạn nứt. Đôi khi con cái lại là nạn nhân, có thể phải hứng chịu tổn thương từ những trận cãi vã của bố mẹ.

Thiên Hương

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn