GIÁO DỤC VIỆT NAM CẦN GÌ???
- I. GIẢI PHÁP LOẠI BỎ TIÊU CỰC TRONG KỲ THI THPT QUỐC GIA
- 1. Liệu rằng thi trắc nghiệm có đánh giá đúng năng lực học sinh?
- "Các em chán học vì chương trình dạy & học cực kì nhàm chán"
- "Các em ham chơi vì không có người định hướng đúng về tương lai"
- 2. Có nên áp dụng tiếp phương pháp thi trắc nghiệm?
- 3. Giải pháp loại bỏ tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia:
- 4. Kiến nghị giải pháp tối ưu trong tương lai:
- II. KIẾN NGHỊ DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC
- 1. Góp ý về quy định cấm xúc phạm thầy cô
- 2. Quy định đãi ngộ nhà giáo: là hết sức cần thiết
2. Quy định đãi ngộ nhà giáo: là hết sức cần thiết
Giáo dục được ưu tiên làm quốc sách hàng đầu. Do đó đời sống tinh thần lẫn vật chất của người nhà giáo cũng phải ưu tiên đặt lên vị trí cao nhất.Tôn sư trọng đạo: đối với những nhà giáo chân chính |
Cũng như bao người khác, với một nhà giáo chân chính các quý Thầy, quý Cô cũng có gia đình riêng của mình. Trong cuộc sống vẫn cần có những nỗi lo về "cơm, áo, gạo, tiền", lẫn gánh nặng phải chu toàn cho cả gia đình.
Tuy nhiên, một người nhà giáo cao quý thì phẩm chất phải được đặt lên hàng đầu, nhất định dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ được sự trong sáng dưới mái đầu và tình yêu nơi trái tim. Vì vậy, đối với một người nhà giáo chân chính tiền không phải là tất cả - không cần phải quá giàu có. Nhưng ít ra cũng phải đảm bảo được đời sống đầy đủ, không phải lo thiếu trước hụt sau thì người thầy người cô đó mới có thể giữ được tâm thế ổn định, một ý chí vững vàng để chuyên tâm hết mình cho việc giảng dạy. Mới giúp thầy cô có thể dễ dàng truyền tải được tình yêu thương và kiến thức đến với các em học sinh thân yêu của mình.
Cũng chính vì sự quan trọng bậc nhất của nền giáo dục nên việc xử lý tiêu cực trong ngành giáo dục cũng cần phải được đưa lên hàng đầu.
Đối với những thầy cô đã vào biên chế: nếu phát sinh tiêu cực trong giảng dạy, thi cử hoặc có nhiều ý kiến phản ảnh từ phía phụ huynh, học sinh, báo chí... nhà trường sau khi điều tra xem xét nếu đúng sự thật thì thầy cô đó vẫn sẽ bị xử lý theo quy định và bị cắt biên chế.
Tuy nhiên, một người nhà giáo cao quý thì phẩm chất phải được đặt lên hàng đầu, nhất định dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải luôn giữ được sự trong sáng dưới mái đầu và tình yêu nơi trái tim. Vì vậy, đối với một người nhà giáo chân chính tiền không phải là tất cả - không cần phải quá giàu có. Nhưng ít ra cũng phải đảm bảo được đời sống đầy đủ, không phải lo thiếu trước hụt sau thì người thầy người cô đó mới có thể giữ được tâm thế ổn định, một ý chí vững vàng để chuyên tâm hết mình cho việc giảng dạy. Mới giúp thầy cô có thể dễ dàng truyền tải được tình yêu thương và kiến thức đến với các em học sinh thân yêu của mình.
Do đó kiến nghị:
- Giữ hình thức "biên chế", để các nhà giáo yên tâm công tác. Nhưng phải đảm bảo, tiêu chuẩn biên chế phải được dành cho những nhà giáo ưu tú và cao quý.
- Những Thầy cô mới ra trường sẽ tuyển dụng dưới hình thức hợp đồng. Sau 1 hoặc 2 năm giảng dạy mới được xem xét cho vào danh sách bầu chọn công khai của trường. Thầy cô hợp đồng nào được số phiếu tín nhiệm cao nhất của các em học sinh và giáo viên mới được xét đưa vào biên chế.
Cũng chính vì sự quan trọng bậc nhất của nền giáo dục nên việc xử lý tiêu cực trong ngành giáo dục cũng cần phải được đưa lên hàng đầu.
Đối với những thầy cô đã vào biên chế: nếu phát sinh tiêu cực trong giảng dạy, thi cử hoặc có nhiều ý kiến phản ảnh từ phía phụ huynh, học sinh, báo chí... nhà trường sau khi điều tra xem xét nếu đúng sự thật thì thầy cô đó vẫn sẽ bị xử lý theo quy định và bị cắt biên chế.
Thiên Hương