A Lưu là một tên tiểu đồng nhà ông Chu Nguyên Tố. Nó thực là ngây ngô, không được việc gì cả, mà ông Nguyên Tố vẫn nuôi nó suốt đời.
Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"
Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy mà lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Ðến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Trong nhà có chứa một ít đồ cổ như chén, lọ, đỉnh, đôn. Khách đến chơi, nó đem bầy ra cho xem. Lúc khác về, nó lén đến gõ các thứ ấy, mà nói: "Những cái này có khi bằng đồng mà sao nó đen xì lại như thế này!" Rồi nó chạy đi lấy cát, lấy đá, lấy nước để đánh.
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc, để chữa lại thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chỉa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất." Cả nhà ai cũng phải phì cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.
Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.
Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu đấy, nói đùa với nó rằng: "Mày có vẽ được không?"
A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươc." Ông bảo vẽ thì A Lư vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần, như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.
Tự bấy giờ, ông dùng dến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, thợ ngọc vẫn dùng, trong trời đất thì không có vật gì là vật bỏ đi, huống chi là người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại không được một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tưởng là người bỏ đi, thế mà được nổi tiếng về nghề họa, cũng nhờ ông Nguyên Tố có lượng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc.
Xem bài này thì cha mẹ dạy con, thầy dạy học trò chẳng nên tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nó mặt ấy, ngay tự lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài được ru! Ðã đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) thì tài mới thành được.
Lúc ông bảo nó quét nhà, nó cầm chổi quanh quẩn suốt buổi mà không sạch được một cái buồng con. Ông giận mắng, thì nó quăng chổi xuống đất, lẩm bẩm nói: "Ông quét giỏi, thì ông phiền tôi làm gì!"
Khi ông đi đâu vắng, sai nó chực ngoài cửa, dù khách quen đến, nó cũng không nhớ được tên ai. Có hỏi, thì nó nói: "Người ấy lùn mà béo. Người ấy gầy mà lắm râu. Người ấy xinh đẹp. Người ấy tuổi tác và chống gậy..." Ðến lúc nó liệu chừng không nhớ xuể, thì nó đóng cửa lại, không cho ai vào nữa.
Cổ Học Tinh Hoa: Chuyện A Lưu |
Nhà có cái ghế gãy chân, ông sai đi chặt cành cây có chạc, để chữa lại thì nó cầm búa, cầm cưa đi khắp vườn. Hết ngày, về, nó chìa hai ngón tay làm hiệu mà nói: "Cành cây có chạc đều chỉa trở lên cả, không có cành nào mọc chúc xuống đất." Cả nhà ai cũng phải phì cười.
Trước sân có vài cây liễu mới trồng. Ông sợ trẻ láng giềng đến nghịch hỏng, sai nó trông nom giữ gìn, đến lúc nó vào ăn cơm, thì nó nhổ cả cây lên mà cất đi một chỗ.
Công việc nó làm, nhiều chuyện đáng bật cười như thế cả.
Ông Nguyên Tố là một người viết chữ chân tốt mà vẽ lại giỏi lắm. Một hôm, ông hòa phấn với mực để vẽ, thấy A Lưu đấy, nói đùa với nó rằng: "Mày có vẽ được không?"
A Lưu đáp: "Khó gì mà không vẽ đươc." Ông bảo vẽ thì A Lư vẽ nét đậm, nét nhạt, nét xa, nét gần, như người xưa nay vốn đã biết vẽ. Ông thấy vậy thử luôn mấy lần, lần nào A Lưu vẽ cũng được như ý cả.
Tự bấy giờ, ông dùng dến A Lưu luôn không lúc nào là rời ra nữa. Sau A Lưu nổi tiếng là một nhà danh họa.
Lời Bàn:
Quét nhà suốt buổi không sạch được cái buồng con, trồng cây lúc ăn cơm, nhổ cả cây đem vào, người mà ngốc như thế, thì bảo còn dụng làm được gì nữa! Tuy vậy không nhớ tên người, chỉ nhớ hình người, thấy cành mọc lên, không thấy cành chúc xuống, xem đồ vật biết phân biệt đồng hay đất, thế đủ hay A Lưu có cái trí khuynh hướng về nghề vẽ vậy.Ôi! gỗ mục vứt đi người kiếm củi vẫn nhặt, đá cuội là xấu, thợ ngọc vẫn dùng, trong trời đất thì không có vật gì là vật bỏ đi, huống chi là người ta tinh khôn hơn vạn vật, lại không được một điều gì khả thủ ư? A Lưu ngây dại, tưởng là người bỏ đi, thế mà được nổi tiếng về nghề họa, cũng nhờ ông Nguyên Tố có lượng bao dung, biết dụng nhân như dụng mộc.
Xem bài này thì cha mẹ dạy con, thầy dạy học trò chẳng nên tìm rõ cái sở trường của mỗi đứa mà dẫn dụ, mà luyện tập nó mặt ấy, ngay tự lúc còn trẻ tuổi, để cho nó may có cơ thành tài được ru! Ðã đành: Thiên địa vô khí vật, thánh nhân vô khí nhân, nhưng cốt phải biết: nhân tài nhi đốc, (tùy theo cái tài mà bồi bổ khải phát cho nẩy nở ra) thì tài mới thành được.