Quý Cao làm quan sĩ sư nước Vệ có làm án chặt chân một người.
Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.
Người ấy bảo: "Kia có chỗ tường đổ"
Quý Cao nói: "Người quân tử không trèo tường".
Lại bảo: "Kia có lỗ hổng".
- "Người quân tử không chui lỗ hổng".
Lại bảo: "Ở đây có cái nhà".
Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn, bởi vậy mà quân đuổi theo không thể nào bắt được.
Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng:
"Trước ta theo phép nước mà chặt chân ngươi. Nay ta gặp nạn chính là để ngươi báo thù mà ngươi ba lần cho ta trốn. Thuơng ta như thế nghĩa là sao?"
Người giữ thành nói:
"Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay sở pháp luật, ý muốn nới tay tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa bực quân tử tự nhiên vậy... Thế cho nên tôi muốn cứu ông".
Đức Khổng Tử nghe chuyện nầy nói rằng: "Cũng là một cách dùng pháp luật mà có lòng nhân từ thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy".
Còn một người đang lúc nguy cấp, chết đến nơi còn không chịu trèo tường, chui lỗ, thế cũng chẳng là biết tự trọng phẩm giá đáng gọi là quân tử ư! Người canh cửa thành sở dĩ phục Quí Cao là vì Quí Cao biết dùng pháp luật. Đã đành rằng pháp luật đặt ra là để trừng trị kẻ có tội, nhưng nếu như bất đắc dĩ phải khép vào án, lúc hành hình lại có chút bụng nhân từ ở trong, thì kẻ chịu tội mới thực tâm phục được. Người chấp pháp, tuy giữ lễ công bình khép vào lý, nhưng ở trong còn có chút tình, thương kẻ mắc tội, thì mới là biết dùng pháp luật vậy. Nói rộng ra, trị kẻ tội ác mà kẻ tội ác ấy sau trở thành người lương thiện, Quí Cao đây thật là một vị quan trung hậu biết đem hình pháp giúp cho sự giáo dục vậy.
Sau nước Vệ loạn, Quí Cao chạy trốn, ra đến cửa thành, gặp người giữ cửa thành, lại chính là người mình chặt chân ngày trước.
Người ấy bảo: "Kia có chỗ tường đổ"
Quý Cao nói: "Người quân tử không trèo tường".
Lại bảo: "Kia có lỗ hổng".
- "Người quân tử không chui lỗ hổng".
Lại bảo: "Ở đây có cái nhà".
Quí Cao mới chạy vào nhà ẩn, bởi vậy mà quân đuổi theo không thể nào bắt được.
Lúc Quí Cao sắp đi, bảo người giữ thành rằng:
"Trước ta theo phép nước mà chặt chân ngươi. Nay ta gặp nạn chính là để ngươi báo thù mà ngươi ba lần cho ta trốn. Thuơng ta như thế nghĩa là sao?"
Người giữ thành nói:
"Tội tôi đáng chặt chân, tránh sao cho khỏi. Lúc ông luận tội, xoay sở pháp luật, ý muốn nới tay tôi cũng biết. Lúc án đã định, đem ra hành hình nét mặt ông buồn rầu, tôi lại biết lắm. Ông làm như thế há có vị riêng gì tôi, đó là tâm địa bực quân tử tự nhiên vậy... Thế cho nên tôi muốn cứu ông".
Đức Khổng Tử nghe chuyện nầy nói rằng: "Cũng là một cách dùng pháp luật mà có lòng nhân từ thì gây nên ơn, dùng mà ra dáng tàn bạo thì gây nên oán. Như Quí Cao thật là người làm quan biết dùng pháp luật vậy".
Lời bàn:
Một người bị gia hình đến chặt chân, thấy người đó gặp cơn nguy cấp, chẳng những không báo thù, lại còn tìm cách cứu người đó, thế chẳng là biết dĩ đức báo oán, đáng gọi là người nhân lắm ư!Còn một người đang lúc nguy cấp, chết đến nơi còn không chịu trèo tường, chui lỗ, thế cũng chẳng là biết tự trọng phẩm giá đáng gọi là quân tử ư! Người canh cửa thành sở dĩ phục Quí Cao là vì Quí Cao biết dùng pháp luật. Đã đành rằng pháp luật đặt ra là để trừng trị kẻ có tội, nhưng nếu như bất đắc dĩ phải khép vào án, lúc hành hình lại có chút bụng nhân từ ở trong, thì kẻ chịu tội mới thực tâm phục được. Người chấp pháp, tuy giữ lễ công bình khép vào lý, nhưng ở trong còn có chút tình, thương kẻ mắc tội, thì mới là biết dùng pháp luật vậy. Nói rộng ra, trị kẻ tội ác mà kẻ tội ác ấy sau trở thành người lương thiện, Quí Cao đây thật là một vị quan trung hậu biết đem hình pháp giúp cho sự giáo dục vậy.