Ở đời chết vì thuốc độc, muôn người họa mới phải một người, chớ chết vì ăn không, ngồi rồi thì thật nhiều. Cái độc “ăn không ngồi rồi” rất thảm rất hại. Nay ta hãy xem một vài sự đáng sợ để thí dụ mà nghe.
Xe đi trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu.
Thuyền đi trên mặt nước, đi chỗ ghềnh thác thường được vững vàng hơn đi giữa dòng sông. Tại sao vậy? Tại vì, biết khó khăn mà giữ gìn thì được yên, cho là dễ dàng mà khinh thường thì phải hỏng.
Người đời thường sống về những khi lo lắng cần khổ, mà chết về những lúc sung sướng yên nhàn. Lẽ ấy rất rõ, mà người đời không biết sợ là bởi không chịu xét đến nơi.
Những lúc thư nhàn thử nghĩ mà coi. Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây? Vì đâu hóa ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau? Vì đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không, ngồi rồi mà ra cả. Sự ăn không, ngồi rồi quả là cái cửa những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào đến lúc ra thì dở, người tỉnh vào đến lúc ra thì mê, người cương trực vào đến lúc ra thì liệt nhược, người thanh khiết vào đến lúc ra thì ô uế, sự ăn không, ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước nghĩ chẳng đáng sợ lắm ư!
Bao nhiêu câu như: “Sự ăn không ở rỗi là mẹ đẻ ra các nết xấu. Cái chìa khóa không dùng thành rỉ hoen. - Nhàn cư vi bất thiện” cũng cùng có một nghĩa nói đến cái tai họa của sự không lo, không làm cả. Cho nên người ta bất cứ nghèo hèn hay giàu sang, ai cũng phải có lo, có làm mới đáng sống và mới sống được. “Sinh ư ưu cần, tử ư dật lạc”, nghĩa là sống là do ở ưu hoạn cần lao, chết là do ở yên nhàn dật lạc. Câu cổ nhân nói thật không sai chút nào.
Xe đi trên mặt đất, đi chỗ gập ghềnh thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu.
Cổ Học Tinh Hoa: Có chịu lo, chịu làm mới sống được |
Người đời thường sống về những khi lo lắng cần khổ, mà chết về những lúc sung sướng yên nhàn. Lẽ ấy rất rõ, mà người đời không biết sợ là bởi không chịu xét đến nơi.
Những lúc thư nhàn thử nghĩ mà coi. Vì đâu mà chí khí ta phải suy kém? Vì đâu mà công việc ta phải hư hỏng? Vì đâu mà uổng mất một đời rồi cùng nát với cỏ cây? Vì đâu hóa ra hôn mê, không biết quay đầu lại, rồi lại đeo thêm cái tiếng xấu về sau? Vì đâu thành chểnh mảng không biết lo xa rồi đến nỗi mắc vào tội vạ? Ấy rút lại mấy điều là chỉ bởi ăn không, ngồi rồi mà ra cả. Sự ăn không, ngồi rồi quả là cái cửa những điều ác. Cửa ấy người giỏi vào đến lúc ra thì dở, người tỉnh vào đến lúc ra thì mê, người cương trực vào đến lúc ra thì liệt nhược, người thanh khiết vào đến lúc ra thì ô uế, sự ăn không, ngồi rồi hại thân, hại nhà, hại nước nghĩ chẳng đáng sợ lắm ư!
Lã Đông Lai
Lời bàn:
Không lo, không làm thực làm hại người ta hơn là thuốc độc. Chẳng nói gì không lo, không làm thì không có cơm ăn, áo mặc, tiền tiêu, không giữ được phẩm giá, không làm hết bổn phận. Không lo không làm, thân thể yếu đi, tâm chí cùn lại và thường hay sinh ra làm càn, làm bậy, hại đến thân, đến nhà, đến nước.Bao nhiêu câu như: “Sự ăn không ở rỗi là mẹ đẻ ra các nết xấu. Cái chìa khóa không dùng thành rỉ hoen. - Nhàn cư vi bất thiện” cũng cùng có một nghĩa nói đến cái tai họa của sự không lo, không làm cả. Cho nên người ta bất cứ nghèo hèn hay giàu sang, ai cũng phải có lo, có làm mới đáng sống và mới sống được. “Sinh ư ưu cần, tử ư dật lạc”, nghĩa là sống là do ở ưu hoạn cần lao, chết là do ở yên nhàn dật lạc. Câu cổ nhân nói thật không sai chút nào.