Có người bảo vua nước Lương rằng: “Huệ Tử nói việc gì cũng hay thí dụ. Nếu nhà vua không cho thí dụ, thì Huệ Tử chắc không nói gì được nữa”.
Vua bảo: “Ừ, để rồi ta xem”.
Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: “Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa”.
Huệ Tử nói: “Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không?”
Vua nói: “Hiểu làm gì được”.
“Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không?”
Vua nói: “Biết được”.
Huệ Tử nói: “Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói được.”
Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ “qui nạp” hay “diễn dịch” cũng lấy thí dụ làm cốt. Người xưa thường nói: “Một quyển sách nếu không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi”. Câu Huệ Tử nói: “Ðem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết”, thực là phù hợp với cái lối học hiện đại đời nay.
Vua bảo: “Ừ, để rồi ta xem”.
Hôm sau, vua đến thăm Huệ Tử, bảo rằng: “Xin tiên sinh nói gì cứ nói thẳng đừng thí dụ nữa”.
Huệ Tử nói: “Nay có một người ở đây không biết nỏ là cái gì, mới hỏi tình trạng cái nỏ thế nào. Nếu tôi đáp rằng: Hình trạng cái nỏ giống như cái nỏ, thì người ấy có hiểu được không?”
Vua nói: “Hiểu làm gì được”.
“Thế nếu tôi bảo người ấy: Hình trạng cái nỏ giống như cái cung có cán, có lẫy, thì người ấy có biết được không?”
Vua nói: “Biết được”.
Huệ Tử nói: “Ôi! Khi nói với ai là đem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết, để khiến người ta biết. Nay nhà vua bảo tôi đừng thí dụ nữa thì tôi không sao nói được.”
Lời Bàn:
Cái cung, cái nỏ khác nhau nhiều, nhưng lấy cái cung nói với người đã biết cung để khiến cho biết được cái nỏ, thì may người ấy ý hội cũng được ít nhiều. Phàm dạy bảo người ta điều gì, là cốt ý làm cho người ta hiểu được điều ấy, mà muốn cho người ta dễ hiểu, không gì bằng thí dụ, nghĩa là nhân cái người ta đã biết mà dạy vào cái người ta chưa biết.Cái phương pháp giáo dục tối tân bây giờ “qui nạp” hay “diễn dịch” cũng lấy thí dụ làm cốt. Người xưa thường nói: “Một quyển sách nếu không có thí dụ chỉ là một bộ xương mà thôi”. Câu Huệ Tử nói: “Ðem cái người ta đã biết làm thí dụ với cái người ta chưa biết để khiến người ta biết”, thực là phù hợp với cái lối học hiện đại đời nay.