Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ đánh được thuần sẻ non vàng mép. Ngài bèn hỏi rằng: "Không đánh được sẻ già là tại làm sao?
Kẻ đánh lưới nói: "Sẻ già biết sợ, cho nên khó được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ".
Khổng Tử nghe đoạn, quay lại bảo học trò rằng: "Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó là tâm tính tự nhiên vậy. Song phúc hay hoạ lại do như cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như bực trưởng giả, thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ tiểu nhân thì bại hoại".
Kẻ đánh lưới nói: "Sẻ già biết sợ, cho nên khó được, sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẻ già mà theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ".
Khổng Tử nghe đoạn, quay lại bảo học trò rằng: "Biết sợ để tránh tai hại, tham ăn mà quên nguy vong, đó là tâm tính tự nhiên vậy. Song phúc hay hoạ lại do như cái theo khôn hay theo dại. Cho nên người quân tử, trước khi theo ai, phải cẩn thận. Theo ai mà biết phòng xa như bực trưởng giả, thì được toàn thân, theo ai mà hay nông nổi như kẻ tiểu nhân thì bại hoại".