Vào đời vua Hùng thứ 6 giặc Ân đã tràn sang xâm chiếm nước ta, vì vậy nhà vua đã cho sứ giả đi tìm người tài giỏi để giúp vua đánh giặc cứu nước.
Vào thời điểm đó, ở làng Phù Đổng có 1 bà mẹ sinh được một ngời con và đặt tên và Gióng. Kì lạ thay là không như những đứa trẻ khác, từ khi sinh ra đến khi lên ba Gióng vẫn không biết nói không biết cười.
Thế nhưng khi nghe tin sứ giả tìm đến làng để kêu gọi nhân tài giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân thì bỗng nhiên Gióng đã kêu mẹ mời sứ giả vào nhà.
Sứ giả vào nhà thì Gióng đã nói với sứ giả hãy về tâu với nhà vua rèn cho Gióng một con ngựa sắt, 1 chiếc gậy sắt, một chiếc nón sắt, một chiếc áo giáp sắt để Gióng đi đánh giặc.
Sứ giả bèn về tâu nhà vua, và nhà vua hạ lệnh cho quân thần lập tức ngày đêm rèn sắt theo yêu cầu Gióng, chẳng bao lâu thì ngựa sắt, gậy sắt, nón sắt, áo giáp đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Trong lúc đó ở làng, Gióng đã bảo mẹ thổi cơm cho Gióng ăn. Mẹ Gióng bèn thổi cơm nhưng Gióng ăn không đủ. Cả làng cùng thổi cơm để Gióng ăn nhưng cứ thổi hết bao nhiêu Gióng cũng ăn hết từng đó. Sau khi ăn xong bỗng Gióng đã đứng dậy vươn vai và biến thành 1 chàng thanh niên cao to vạm vỡ, khỏe mạnh.
Gióng đã đội nón sắt, mặc áo giáp sắt, cầm gậy sắt rồi phi lên ngựa sắt phi thẳng tới chỗ lũ giặc Ân đang tràn khắp nơi giết người cướp của. Ngựa sắt hí vang, phun ra lửa rồi bay ra trận. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào bọn quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp sang quất xuống đầu bọn giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu tàn quân giặc.
Bỗng nhiên gậy sắt gẫy, Gióng đã nhổ bụi tre bên đường để quật lũ giặc Âm xâm chiếm, giặc thua và sợ chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi.
Đánh giặc xong, Gióng đã cưỡi ngựa sắt bay qua làng Phù Đổng, bay lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Đời đời về sau để tưởng nhớ công ơn của Gióng đã giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân cứu nước, nhân dân đã lập ra đền Gióng ở làng Phù Đổng để thờ ngài. Từ đó sự tích Thánh Gióng được lưu truyền mãi mãi.
Thế nhưng khi nghe tin sứ giả tìm đến làng để kêu gọi nhân tài giúp vua Hùng đánh đuổi giặc Ân thì bỗng nhiên Gióng đã kêu mẹ mời sứ giả vào nhà.
Sứ giả vào nhà thì Gióng đã nói với sứ giả hãy về tâu với nhà vua rèn cho Gióng một con ngựa sắt, 1 chiếc gậy sắt, một chiếc nón sắt, một chiếc áo giáp sắt để Gióng đi đánh giặc.
Sứ giả bèn về tâu nhà vua, và nhà vua hạ lệnh cho quân thần lập tức ngày đêm rèn sắt theo yêu cầu Gióng, chẳng bao lâu thì ngựa sắt, gậy sắt, nón sắt, áo giáp đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Trong lúc đó ở làng, Gióng đã bảo mẹ thổi cơm cho Gióng ăn. Mẹ Gióng bèn thổi cơm nhưng Gióng ăn không đủ. Cả làng cùng thổi cơm để Gióng ăn nhưng cứ thổi hết bao nhiêu Gióng cũng ăn hết từng đó. Sau khi ăn xong bỗng Gióng đã đứng dậy vươn vai và biến thành 1 chàng thanh niên cao to vạm vỡ, khỏe mạnh.
Gióng đã đội nón sắt, mặc áo giáp sắt, cầm gậy sắt rồi phi lên ngựa sắt phi thẳng tới chỗ lũ giặc Ân đang tràn khắp nơi giết người cướp của. Ngựa sắt hí vang, phun ra lửa rồi bay ra trận. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào bọn quân giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp sang quất xuống đầu bọn giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu tàn quân giặc.
Bỗng nhiên gậy sắt gẫy, Gióng đã nhổ bụi tre bên đường để quật lũ giặc Âm xâm chiếm, giặc thua và sợ chạy tan tác, xác giặc ngổn ngang khắp nơi.
Đánh giặc xong, Gióng đã cưỡi ngựa sắt bay qua làng Phù Đổng, bay lên núi Sóc Sơn rồi về trời. Đời đời về sau để tưởng nhớ công ơn của Gióng đã giúp vua Hùng đánh thắng giặc Ân cứu nước, nhân dân đã lập ra đền Gióng ở làng Phù Đổng để thờ ngài. Từ đó sự tích Thánh Gióng được lưu truyền mãi mãi.
Sưu Tầm