Akita Inu vốn là giống chó ngoan ngoãn nhưng chúng cũng cần được huấn luyện như bất kỳ giống chó nào khác. Huấn luyện ở đây tức là dạy chó Akita biết cách nghe lời và tuân theo mệnh lệnh của chủ nhân. Đồng thời, xã hội hóa để chúng sống hòa đồng hơn với con người và thân thiện hơn với những vật nuôi khác trong gia đình.
Vậy huấn luyện chó Akita có khó không? Làm thế nào để huấn luyện chúng trở thành chú chó nghe lời? Cùng tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Huấn luyện chó Akita có khó không?
Akita cũng giống như những con chó khác. Chúng rất khó để người chủ mới tiếp cận và làm quen, thậm chí có những hành động tấn công nếu thấy sự nguy hiểm. Chính vì thế, nếu muốn huấn luyện chó Akita, bạn bắt buộc phải nuôi dưỡng chúng ngay từ bé. Akita sẽ trung thành với một người chủ trong suốt cuộc đời mình, chính là người đã nuôi dạy và chăm sóc chúng từ nhỏ.Thách thức lớn nhất khi huấn luyện chó Akita chính là kiểm soát sức mạnh của chúng. Vốn mang bản năng của giống chó săn mồi, Akita khi chưa được huấn luyện có thể hung dữ bất chợt. Chúng đuổi theo và tấn công bất kỳ con vật nào, kể cả con người nếu nghĩ đó là con mồi. Điều này khiến Akita trở thành mối đe dọa với cộng đồng và việc huấn luyện lúc này thật sự cần thiết.
Vậy “Huấn luyện chó Akita có khó không?”. Thienhuong360.com xin trả lời là: Huấn luyện chó Akita là một thử thách lớn, đặc biệt đối với những người mới nuôi chúng lần đầu. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá vì độ khó dễ còn phụ thuộc vào tính khí của từng con chó. Cộng thêm với kỹ năng huấn luyện và độ chuyên nghiệp của chủ nuôi.
Phương pháp xã hội hóa chó Akita
Xã hội hóa tức là giúp chó Akita sống hòa đồng hơn với con người và thân thiện hơn với các vật nuôi khác trong gia đình. Điều này là cần thiết vì giống chó này có tính chiếm hữu cao, đôi khi bảo vệ chủ nhân thái quá, dẫn đến những trường hợp tấn công vô cớ con người.Phương pháp xã hội hóa chó Akita hiệu quả được đưa ra như sau:
Thứ nhất: Xã hội hóa càng sớm càng tốt
Ngay khi bạn mang chó Akita về nuôi (thời điểm lý tưởng 1-2 tháng tuổi), hãy chịu khó giao tiếp ngay với chúng. Hãy thể hiện tình cảm với Akita bằng những cái vuốt ve, âu yếm, xoa đầu, cưng nựng. Dạy chúng cách tương tác trở lại với bạn bằng những cái bắt tay hay vẫy đuôi.Đưa chó Akita đến công viên, khu vui chơi hay cửa hàng thú cưng xung quanh nhà bạn. Đến những nơi càng đông người, càng đông những con vật khác càng tốt. Akita của bạn càng tương tác với nhiều người, chúng sẽ càng được xã hội hóa tốt hơn. Một chú chó đã qua xã hội hóa là một chú chó cư xử tốt.
Hãy cho mọi người thoải mái cưng nựng, vuốt ve hay xoa đầu chó Akita. Nếu chúng có bất kỳ hành động gì sai lệch, bạn nên chấn chỉnh ngay lập tức. Điều này giúp chó Akita nhận mặt người quen và trở nên thân thiện với con người hơn.
Khi chó Akita chuyển hướng hành vi của mình theo hướng tích cực hơn, bạn có thể bỏ dây dắt và dẫn chúng đi dạo. Chó Akita sẽ biết rằng, mình bắt buộc phải đi cạnh chủ nhân mỗi khi ra ngoài.
Thứ hai: Thường xuyên cho tiếp xúc với con người
Cho chó Akita tiếp xúc với con người thường xuyên là cách tốt nhất để xã hội hóa chúng. Những người này có thể là bạn bè hoặc gia đình bạn, thú cưng xung quanh khu phố, hàng xóm xung quanh, bác sĩ thú y hoặc nhân viên cửa hàng thú cưng, …Hãy cho mọi người thoải mái cưng nựng, vuốt ve hay xoa đầu chó Akita. Nếu chúng có bất kỳ hành động gì sai lệch, bạn nên chấn chỉnh ngay lập tức. Điều này giúp chó Akita nhận mặt người quen và trở nên thân thiện với con người hơn.
Thứ ba: Dùng dây dắt khi ra ngoài
Thời gian đầu xã hội hóa chó Akita, bạn nên dẫn chúng đi dạo với một sợi dây dắt trên tay. Hãy chắc chắn rằng có thể kiểm soát chó Akita trong một phạm vi nhất định. Nếu chúng có bất kỳ biểu hiện kéo dây xích hay bỏ chạy, bạn hãy dừng lại và kéo chúng về phía mình. Dùng ánh mắt nghiêm khắc nhìn thẳng vào Akita để nhắc nhở chúng.Khi chó Akita chuyển hướng hành vi của mình theo hướng tích cực hơn, bạn có thể bỏ dây dắt và dẫn chúng đi dạo. Chó Akita sẽ biết rằng, mình bắt buộc phải đi cạnh chủ nhân mỗi khi ra ngoài.
Thứ tư: Dùng phần thưởng khích lệ
Bạn nên dùng phần thưởng khích lệ chó Akita mỗi khi thấy hành vi tốt. Khi chúng thực hiện đúng các mệnh lệnh vâng lời hoặc biết cách cư xử đúng mực, bằng cách cho phần thưởng, Akita sẽ bắt đầu hiểu rằng bạn đang kiểm soát chúng. Phần thưởng nên là các loại đồ khô yêu thích để kích thích chó Akita phấn đấu hơn.Huấn luyện chó Akita vâng lời cơ bản
Để kiểm soát chó Akita khi đi ra ngoài, bạn nên huấn luyện chúng những mệnh lệnh vâng lời cơ bản. Đơn giản và dễ dàng nhất như các lệnh: đứng lên, ngồi xuống, bắt tay. Sau một thời gian, chuyển qua các mệnh lệnh khó và phức tạp hơn như: ngừng sủa, tấn công. Lâu dần, tạo thành phản xạ có điều kiện, chó Akita biết cách vâng lời và sẽ chỉ nghe theo mệnh lệnh của chủ nhân.Dạy chó Akita vâng lời sẽ giúp chúng kiểm soát hành động của mình tốt hơn. Chó Akita khi gặp một vấn đề gì đó sẽ không vội vàng tấn công mà điềm tĩnh, quan sát thái độ, cử chỉ của chủ và chỉ tấn công khi mệnh lệnh được đưa ra.
Lệnh “ngồi xuống”
- Bước 1: Giữ chó Akita trong tư thế đứng trước mặt bạn.
- Bước 2: Hô to lệnh “Ngồi xuống” và kéo nhẹ xích cổ lên. Đồng thời, tay còn lại ấn nhẹ mông chó Akita xuống.
- Bước 3: Giữ chúng trong tư thế ngồi 10-15s rồi cho đứng lên.
Lệnh “đứng lên”
- Bước 1: Giữ chó Akita trong tư thế ngồi
- Bước 2: Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi chúng. Sau đó, bước lùi lại 1 bước, tay cầm thức ăn từ từ đưa lên cao. Đồng thời, hô to lệnh “đứng lên”.
- Bước 3: Theo phản xạ, chó Akita sẽ di chuyển cơ thể để với lên thức ăn và chuyển thành tư thế đứng. Khi chó đứng thì có thể thưởng thức ăn cho chúng.
Lệnh “lại đây”
- Bước 1: Bạn đứng cách chó Akita một khoảng từ 50-100m. Tay bạn cầm thức ăn yêu thích và chĩa về phía chúng.
- Bước 2: Gọi to “tên chó Akita + lại đây” sau đó kéo nhẹ dây xích về phía mình. Chĩa thức ăn trên tay ra để dụ chúng chạy lại.
- Bước 3: Khi chó Akita chạy lại bạn có thể thưởng cho chúng. Lặp lại nhiều lần như thế để tạo thành thói quen.
Lệnh “bắt tay”
“Bắt tay” là lệnh mà bất kỳ chú chó nào cũng nên học để tương tác với con người tốt hơn. Để dạy chó Akita lệnh này, bạn thực hiện như sau:- Bước 1: Bạn ngồi xổm để khay thức ăn vào lòng. Cho chó Akita ngồi đối diện, mắt chúng sẽ hướng vào khay thức ăn.
- Bước 2: Ra lệnh “ngồi xuống”. Khi chó Akita ngồi, tiếp tục hô lệnh “Yên” đảm bảo chúng không bỏ chạy bất ngờ.
- Bước 3: Hô to lệnh ” Bắt tay ”. Sau đó, tay trái bạn nhấc chân phải của chúng lên và thực hiện động tác bắt tay. Phản xạ chó Akita sẽ giựt chân lại và giãy dụa. Hô to lệnh “Yên” và tiếp tục bắt tay chúng, giữ trong khoảng 10-15s.
- Bước 4: Khi chó Akita chịu hợp tác, bạn nên thưởng đồ ăn cho chúng để khích lệ.
Lặp đi lặp lại động tác này khoảng 10 lần thì chó Akita sẽ nhớ lệnh. Huấn luyện thành công, bạn chỉ cần đưa tay ra và hô ” Bắt Tay ” là chúng sẽ nhấc chân lên và bắt tay với bạn rồi.
Bạn có thể đọc nhiều bài viết khác: "Những Điều Cơ Bản Nên Biết Khi Chăm Sóc Chó?"
Hãy chắc chắn rằng, bạn có một lịch trình cụ thể cho bé cún và bạn cũng phải tuân thủ nó trong quá trình huấn luyện. Chó Akita con thường không có giờ giấc đi vệ sinh cụ thể như chó trưởng thành. Bạn nên canh chừng chúng thường xuyên và sẵn sàng huấn luyện bất cứ khi nào. Một số thời điểm hợp lý trong ngày để huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
Đảm bảo khu vực đi vệ sinh cố định của chó Akita có mái che để tránh những ngày trời mưa hay nắng nóng. Bạn có thể đặt trong nhà gần khu đi vệ sinh của con người chẳng hạn.
Thời gian đầu huấn luyện, khi chưa nắm rõ thời điểm chó Akita đi vệ sinh lúc nào, bạn có thể nhốt chúng trong chuồng. Chó Akita ưa sạch sẽ chắc chắn không tè bậy ra chỗ ngủ mà sẽ kêu rối rít báo hiệu cho chủ. Đây là lúc bạn có thể bắt đầu huấn luyện.
Bạn nên duy trì một thói quen tốt cho chó Akita bằng cách huấn luyện chúng đều đặn. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng. Bạn nên dẫn chó Akita đến chỗ vệ sinh cố định để chúng nhớ đường. Tốt nhất, không nên để thụ động bằng cách bế chúng trên tay.
Thưởng và trừng phạt là những điều cần thiết của việc huấn luyện cho Akita. Phần thưởng để khuyến thích chúng cố gắng hơn, nhưng không nên áp dụng thường xuyên có thể tạo thành thói quen xấu. Trừng phạt để chó Akita biết mình sai và không tái phạm. Tuy nhiên, không nên đánh đập có thể khiến chúng trở nên chai lì hơn.
Chó Akita Inu là loài có tính khí nóng nảy và có đôi chút hơi cứng đầu. Chính vì vậy, người huấn luyện cần hết sức lưu ý điều này. Nếu những chú chó tỏ ra không hứng thú với các bài tập thì không nên ép chúng. Đặc biệt là những bài phát triển thể lực và phản xạ. Nó sẽ từ chối việc thực hiện mệnh lệnh ngay lập tức. Hoặc sẽ trốn tránh điều đó bằng nhiều cách khác nhau. Bạn đọc hãy truy cập vào web Thiên Hương đọc nhiều bài viết khác để tiếp cận nhiều kiến thức hơn nhé. Đừng quên để lại comment nếu có thắc mắc hoặc còn câu hỏi với bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ
Khi mang chó Akita con về nhà, bạn nên tiến hành huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ ngay lập tức. Tuyệt đối không để chó Akita trưởng thành mới bắt đầu huấn luyện. Đi vệ sinh bừa bãi ra nhà trong một thời gian dài có thể tạo thành thói quen không tốt, sau này sẽ rất khó để nắn chỉnh. Lưu ý là quá trình huấn luyện đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên trì của chủ thì mới có hiệu quả.Hãy chắc chắn rằng, bạn có một lịch trình cụ thể cho bé cún và bạn cũng phải tuân thủ nó trong quá trình huấn luyện. Chó Akita con thường không có giờ giấc đi vệ sinh cụ thể như chó trưởng thành. Bạn nên canh chừng chúng thường xuyên và sẵn sàng huấn luyện bất cứ khi nào. Một số thời điểm hợp lý trong ngày để huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ như sau:
- Trước khi cho chó Akita đi ngủ
- Sau khi tỉnh dậy
- Sau bữa ăn
- Sau khi chơi
Các bước huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ
- Bước 1: Hãy chuẩn bị một khu vực cụ thể trong nhà, đó sẽ là nơi chú Akita của bạn đi vệ sinh cố định sau này. Tất nhiên, vị trí đó phải rất thoải mái, sạch sẽ, khô ráo và dễ tìm. Trước khi huấn luyện nên thường xuyên cho chó Akita ra vị trí đó để tập làm quen.
- Bước 2: Canh chừng các thời điểm cố định trong ngày. Nếu thấy chó Akita có bất kỳ biểu hiện gì bất thường như: chạy lòng vòng, đánh hơi xung quanh, kêu rối rít, hãy đưa chúng đến ngay chỗ đi vệ sinh cố định kia.
- Bước 3: Đặt chó Akita vào chỗ đi vệ sinh. Hô to “Tên chó + đi vệ sinh mau” và bắt chó Akita ngồi đó đến bao giờ đi vệ sinh xong thì thôi. Nếu chúng giãy dụa, bạn nên dùng lệnh “Yên” để chấn chỉnh lại.
- Bước 4: Lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày. Chó Akita thông minh chắc chỉ mất khoảng 1-2 tuần là chúng có thể nắm được. Bạn sẽ không phải tốn công sức thu dọn phân cho chúng nữa.
Lời khuyên về cách huấn luyện chó Akita đi vệ sinh đúng chỗ
Dưới đây là một số mẹo đơn giản mà bạn nên ghi nhớ khi huấn luyện chó con Akita đi vệ sinh đúng chỗ. Những lời khuyên này sẽ cho bạn một khởi đầu tốt và giúp ích rất nhiều trong quá trình đào tạo:Đảm bảo khu vực đi vệ sinh cố định của chó Akita có mái che để tránh những ngày trời mưa hay nắng nóng. Bạn có thể đặt trong nhà gần khu đi vệ sinh của con người chẳng hạn.
Thời gian đầu huấn luyện, khi chưa nắm rõ thời điểm chó Akita đi vệ sinh lúc nào, bạn có thể nhốt chúng trong chuồng. Chó Akita ưa sạch sẽ chắc chắn không tè bậy ra chỗ ngủ mà sẽ kêu rối rít báo hiệu cho chủ. Đây là lúc bạn có thể bắt đầu huấn luyện.
Bạn nên duy trì một thói quen tốt cho chó Akita bằng cách huấn luyện chúng đều đặn. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng. Bạn nên dẫn chó Akita đến chỗ vệ sinh cố định để chúng nhớ đường. Tốt nhất, không nên để thụ động bằng cách bế chúng trên tay.
Thưởng và trừng phạt là những điều cần thiết của việc huấn luyện cho Akita. Phần thưởng để khuyến thích chúng cố gắng hơn, nhưng không nên áp dụng thường xuyên có thể tạo thành thói quen xấu. Trừng phạt để chó Akita biết mình sai và không tái phạm. Tuy nhiên, không nên đánh đập có thể khiến chúng trở nên chai lì hơn.
Chó Akita Inu là loài có tính khí nóng nảy và có đôi chút hơi cứng đầu. Chính vì vậy, người huấn luyện cần hết sức lưu ý điều này. Nếu những chú chó tỏ ra không hứng thú với các bài tập thì không nên ép chúng. Đặc biệt là những bài phát triển thể lực và phản xạ. Nó sẽ từ chối việc thực hiện mệnh lệnh ngay lập tức. Hoặc sẽ trốn tránh điều đó bằng nhiều cách khác nhau. Bạn đọc hãy truy cập vào web Thiên Hương đọc nhiều bài viết khác để tiếp cận nhiều kiến thức hơn nhé. Đừng quên để lại comment nếu có thắc mắc hoặc còn câu hỏi với bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Sưu Tầm AS - Tham Khảo